Cựu Ước lược khảo - ISOM - B3

Article Index

 

 

PHẦN 7: GIÔ-SUÊ VÀ CÁC QUAN XÉT

LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta sẽ nắm được bài học này từ chỗ mà chúng ta kết thúc trong bài học trước. Chúng ta sẽ nhìn vào vùng đất.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ CỦA TRUNG ĐÔNG
A. Ca-na-an, một nước trung lập nhỏ (nước đệm )
Bản đồ của vị trí địa lý xứ Ca-na-an thuộc Trung Đông.
B. Các thành phố độc lập và có chủ quyền
Bản đồ địa hình của xứ Palestine; xứ Ca-na-an chia làm 4 khu vực chính, các đồi núi và các thung lũng dễ xâm chiếm, khó giữ vững.
C. Khí hậu
Tùy thuộc vào thời tiết. Thần tượng Ba-anh hay Đức Chúa Trời.
Những phước hạnh của giao ước và những sự rủa sả.
D. Tín ngưỡng của dân tộc Ca-na-an
Dân Ca-na-an ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Lối sống của người Ca-na-an được mô tả trong sách Lê-vi ký và phần lớn trong sách đó được xác nhận bởi khảo cổ học.
Họ tin vào thần của sự sinh sản. Tín ngưỡng tà giáo của họ đã nhận chìm họ vào trong điều huyền bí, vào trong thuyết duy linh (thần thông học), vào trong ma thuật, sự bói toán, nam và nữ tôn thờ sự dâm dục, những người nam và nữ giao cấu với thú vật với thú vật. Tín ngưỡng của dân Ca-na-an không chỉ liên quan đến sự sùng bái thần tượng mà còn liên quan đến của lễ những con trẻ nam và nữ của riêng họ làm của tế lễ trong lửa cho các quỷ. Tội loạn luân và tình dục đồng giới là thói tục có thể được chấp nhận. Chính Đức Chúa Trời đã dùng lời lẽ kiên quyết (nặng nề) về dân Ca-na-an. Ngài nói: "Đất vì chúng nó mà bị ô uế ; ta sẽ phạt tội ác họ ; đất sẽ mửa dân nó ra vậy " (LeLv 18:25).

II. SỰ CHINH PHỤC CA-NA-AN
A. Ra-háp ở Giê-ri-cô
Câu chuyện của Ra-háp ở trong Gios Gs 2:1-21; 6:25.
Nếu từ trước đến giờ có một ứng viên không hề xứng đáng để nhận phước hạnh của Đức Chúa Trời thì đó là Ra-háp. Ra-háp là một người Ca-na-an và là một kỵ nữ, nhưng mạng sống của nàng được giữ lại và nàng đã trở thành một người Y-sơ-ra-ên danh dự, và theo Kinh Thánh Tân Ước (Mat Mt 1:5). Ra-háp kết hôn với Sanh-môn, người lãnh đạo của Giu-đa; con trai của nàng là Bô-ô người đã kết hôn với Ru-tơ, và chắt trai của nàng là vua Đa-vít; và nàng được kể đến trong gia phả của Chúa Jêsus Christ.
Tại sao một người Ca-na-an tà giáo, một người thờ lạy hình tượng, một kỵ nữ được chọn để liều mạng mình cứu sự sống của dân Ysơraên?
1. Đức tin của Ra-háp nơi Đức Chúa Trời.
Ra-háp trình bày rất rõ về Đức Chúa Trời:
"Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này " (Gios Gs 2:9).
"Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước biển Đỏ bày khô trước mặt các ông " (2:10).
"Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này " (2:11).
2. Sự sáng suốt của Ra-háp
Ra-háp là một người sáng suốt lạ thường. Nàng đã nhận biết về quá khứ, (2:10). Nàng biết về việc qua Biển Đỏ đã được xảy ra; có lẽ trước khi nàng được sanh ra và ở một vùng đất mà đối với nàng thật xa xăm. Nhưng điều này không chỉ là lịch sử. Đức Chúa Trời này đã làm cho quốc gia lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ bị bất lực, ấy là xứ Ê-díp-tô, sắp sửa làm thay đổi thế giới. Lời hứa của Đức Chúa Trời là thật, Giê-ri-cô sẽ bị sụp đổ và xứ Ca-na-an bị diệt vong.
Đây không phải là một vấn đề chủ nghĩa quốc gia tầm thường, Y-sơ-ra-ên chống lại với Ca-na-an là nơi mà sự ngẫu nhiên nàng ra đời, mang lại cho nàng lòng trung thành đối với Ca-na-an và vua Giê-ri-cô. Phải Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao và nơi đất thấp này. Quyền năng của Đức Chúa Trời vượt quá và thống trị cả dân tộc Ysơraên và Ca-na-an. Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, đó là danh mà nàng gọi.
Căn cứ trên những điều này thì nàng biết những sự kiện ở Ca-na-an sẽ xoay chiều ra sao về lâu về dài. Nàng đã có thể thấy kết quả cuối cùng. Trong quan điểm này nàng đã thực hiện một quyết định đúng và sẵn sàng và mạo hiểm khác thường.
HeDt 11:31 "Bởi đức tin kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám ."
B. Gios Gs 2:18: Sợi Chỉ Điều so sánh với huyết trong lễ Vượt Qua (XuXh 12:22, 23).
Trong một ý nghĩa, Ra-háp giống như Hội Thánh dân ngoại, Chúa Jêsus là một người Do Thái, Giăng Báp-tít gọi Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời", Ngài bị đóng đinh tại Giê-ru-sa-lem trong thời gian lễ Vượt Qua, Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh của người Do Thái được cứu qua huyết của Ngài. Chúa Jêsus hứa rằng khi các sứ đồ đi ra rao truyền Tin Lành trong xứ khác, các phép lạ sẽ theo sau sự rao giảng Lời Ngài. Quả thật họ đã rao giảng, và với một kết quả là nhiều dân ngoại xây bỏ tín ngưỡng tà giáo của họ và lối sống vô đạo đức của họ để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống. Chính họ không thấy Chúa Jêsus trên thập tự giá, nhưng họ đặt niềm tin của họ nơi Ngài và họ đã được cứu.
Trong Xuất Ê-díp-tô Ký, chiên con trong lễ Vượt Qua bị giết trong trại của dân Y-sơ-ra-ên ở xứ Gô-sen; qua sự vâng phục và đức tin của họ trong huyết chiên con mà dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi sự chết của con trai đầu lòng. Khi họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô có những dấu hiệu lớn và những điều kỳ diệu. Ngay cả dân Ca-na-an cũng đã nghe về điều đó, thậm chí Ra-háp là người ngoại, người vô đạo đức cũng nghe về Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Nàng không thấy sự chết của chiên con tại lễ Vượt Qua và việc ra khỏi xứ Ê-díp-tô, nhưng nàng đặt niềm tin của mình nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, nàng đem sợi chỉ điều ra làm một dấu hiệu cho đức tin mình, nàng được cứu khỏi sự chết và trở thành một người trong gia đình của dân Y-sơ-ra-ên.
C. Chúng ta học được gì từ điều này ?
Thứ nhất, sự kiện Ra-háp là một kỵ nữ và là một người Ca-na-an ngoại bang không ngăn trở nàng quay lại với Đức Chúa Trời và nhận phước hạnh của nàng. Nàng đã sống trong một thành phố ở dưới sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, dẫu vậy nàng và gia đình nàng đều được cứu. Đừng để môi trường xung quanh bạn, lòng trung thành theo truyền thống của bạn, hoặc áp lực của những người đồng bạn của bạn ngăn trở bạn đến với Đức Chúa Trời.
Thứ hai, trong đời sống của Ra-háp có một mối liên kết trực tiếp giữa sự hiểu biết và niềm tin, niềm tin và sự phó thác, sự phó thác và hành động. Bạn biết lẽ thật và quyền năng của Đức Chúa Trời, bạn biết chắc có sự chết và sự sống đời đời, bạn biết nhu cầu cấp bách để tin nhận Đấng Christ NGAY BÂY GIỜ dù cho điều đó có thể đưa đến những khó khăn giới hạn trước mắt.
Chúng ta cũng thấy rằng nàng có một sự hiểu biết rất rõ về quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời. Con người không phải là trung tâm của vũ trụ; mà chính Đức Chúa Trời mới là trung tâm của vũ trụ. Giê-ri-cô sẽ đổ nát. Dù cho thế giới của chúng ta dần dần đi đến chỗ sụp đổ, thì mục đích của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục thực hiện.
Ra-háp nói "Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này ."

III. CÁC QUAN XÉT
Sách bắt đầu bằng những từ này: "Sau khi Giô-suê qua đời" (Cac Tl 1:1).
Các Quan Xét là gì? Shophetim, các nhà lãnh đạo, những người giải cứu, các quan xét.
A. Vòng lẩn quẩn của Các Quan Xét :
Sự bội nghịch (sa ngã), bất tuân, thờ lạy hình tượng,
Sự đoán phạt, sự áp bức của kẻ thù;
Đức Chúa Trời dấy lên một quan xét, sự ăn năn;
Sự giải cứu, một thời kỳ bình an và phước hạnh.
17:6 và 21:25 (câu cuối cùng trong Các quan xét) đưa ra lời bình luận "Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải ".
Ghi-đê-ôn, Sam-sôn.
B. Ai là các quan xét? "Shophetim" các nhà lãnh đạo, những người giải cứu,các quan xét .

IV. RU-TƠ NGƯỜI MÔ-ÁP
Câu chuyện về Ru-tơ thì rất đơn giản, rất hay, rất quyền năng. Hãy đọc câu chuyện này.
Để hiểu về nhân cách của Ru tơ dựa trên ba điểm chính: Lai lịch cá nhân, lòng trung thành, và đức tin.
A. Lai lịch cá nhân
Vấn đề về lai lịch chúng ta đã thảo luận rồi.
Trong Kinh Thánh, lai lịch được xác nhận cho cộng đồng.
Ru R 1:16, 17 "Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ..."
Bước thay đổi lai lịch của Ru-tơ khó khăn hơn, khác xa hơn bước thay đổi lai lịch của Ra-háp. Ra-háp đang đối diện với một cuộc khủng hoảng, nàng biết thành phố của nàng bị hủy diệt, nàng không thể nhìn thấy tương lai khác. Ở xứ Mô-áp thì Ru tơ có nhiều cơ hội tốt hơn ở xứ Giu-đa, vì ở đó nàng được sống giữa bà con họ hàng của nàng. Về Giu-đa là nơi mà nàng có thể phải đối diện với sự chối từ (từ bỏ) và rồi cuối cùng chẳng được gì cả.
Bí quyết để nàng làm điều này theo khả năng của nàng là điều mà tôi gọi là lòng trung thành.
B. Lòng trung thành .
3:10 "Người nói: Hỡi con gái ta, nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho con! Việc con làm nhơn từ lần sau này, lại còn trọng hơn lần trước ..."
Lòng trung thành của "SỰ NHƠN TỪ", một cách trung thành, sự nhơn từ mến yêu, sự thương xót, ngay cả ân điển và lòng trung thành với giao ước.
Tầm quan trọng về ý niệm này trong đời Y-sơ-ra-ên cổ xưa; gia đình mở rộng (cấu trúc gia đình), ý thức về cá tính của từng người trong đoàn thể; ý thức về sự đoàn kết.
Một thuộc tính của Đức Chúa Trời. Đấng mạnh mẽ, cao cả nhất, oai nghi nhất = Giê-hô-va Đức Chúa Trời, khoan dung và độ lượng (nhân từ và thương xót), nhẫn nhục, đầy dẫy lòng nhân ái (NHƠN TỪ) và chân thật (trung thành).
a. Thi-thiên 136 trong mỗi câu "vì sự nhơn từ thương xót Ngài còn đến đời đời ".
Nói về công việc sáng tạo và nâng đỡ của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên (Thi Tv 136:1-9).
Nói về sự giải cứu và sự can thiệp kỳ diệu trong lịch sử (36:10-15).
Nói về công việc thần hựu của Ngài thực hiện qua dân sự và cho dân sự Ngài (136:11-22).
Nói về sự thương xót, sự giải cứu, sự tiếp trợ và quyền tể trị tối cao của Ngài (136:23-26).
b. Sự "nhơn từ" thương xót của Đức Chúa Trời (107:1, 8, 15, 21, 31, 43).
Đối với kẻ bị hà hiếp, người tị nạn, người đói khổ (107:1-9).
Đối với những người mà tội lỗi của họ đã đưa họ vào những hoàn cảnh khó khăn (107:10-16).
Đối với những người mà tội lỗi của họ đã đưa đến sự rối loạn xúc cảm (107:17-22).
Đối với những người không có sự giúp đỡ trong hoàn cảnh nguy kịch (107:23-32).
Nói về tất cả những bước thăng trầm trong cuộc sống (107:33-43).
3. Đức Chúa Trời tìm kiếm những tính cách tương tự đó trong chúng ta.
R-tơ trong mối quan hệ của nàng với Na-ô-mi (Ru R 1:16, 7; 3:10 so sánh 2:12, 20; 4:17).
Bô-ô là người bà con có quyền chuộc sản nghiệp "Goel" (LeLv 25:47-49), cũng giới hạn trong vòng người Lê-vi (PhuDnl 25:5-10).
Từ cuộc hôn nhân này mà có Đa-Vít.
Trong khi một vài sự tốt đẹp xảy đến cho Ru-tơ lúc đó, thời gian này cũng là một giai đoạn Y-sơ-ra-ên lâm vào cảnh gian nguy. Bởi vì một dân tộc mới được gọi là dân Phi-li-tin đã đến trong xứ.

V. SỰ XÂM CHIẾM CỦA DÂN PHI-LI-TIN
A. Họ là ai ?
Họ là nhóm người thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
Họ có nhiều hiểu biết về kim loại.
Họ đã chuẩn bị sẵn sàng để xâm chiếm vùng lúc đất mà dân Y-sơ-ra-ên mới vừa đang sở hữu.
B. Sự giải cứu của Đức Chúa Trời :
1. Các Quan Xét
a. Sam-sôn
b. Samuên
2. Các Vua
Đây sẽ là đề tài của chúng ta trong bài học tới.

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận các bài học mà chúng ta đã học được từ đức tin của Ra-háp và ứng dụng điều đó vào hoàn cảnh của dân sự trong nền văn hóa của bạn về sự dám liều lĩnh để được đồng hoá với các Cơ Đốc Nhân một cách công khai.
Thảo luận về ân điển không thể dò được của Đức Chúa Trời:
Đức Chúa Trời có thể chấp nhận và sử dụng các dân ngoại, những người thờ lạy hình tượng và những kỵ nữ trong chương trình cứu chuộc của Ngài như thế nào? Ứng dụng câu trả lời của bạn vào đời sống của Ra-háp và Ru tơ.

TỰ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu sách Các Quan Xét và chuẩn bị một biểu đồ về:
Vòng lẩn quẩn của các quan xét.
Ghi ra trên biểu đồ:
Sự bội nghịch.
Sự áp bức bởi kẻ thù (tên của kẻ áp bức)
Sự ăn năn.
Người giải cứu của Đức Chúa Trời (tên của vị quan xét dùng trong mỗi trường hợp).
Viết ra những bài học thiết thực và thuộc linh mà bạn có thể học được từ những sự kiện trong sách Các Quan Xét.



© 1999-2017 Tinlanh.Ru