Bạn thân mến, Tin lành gói gọn lại là tin tức tốt lành về sự cứu rỗi trong Chúa Jê-sus Christ, Con Một của Đức Chúa Trời, sinh ra trong một thân thể con người, chịu hình phạt thay cho tội lỗi nhân loại trên thập tự giá, đã chết và đã sống lại với quyền phép để cứu rỗi những ai tin nhận Ngài.
Rô-ma 1:2-4 2 là Tin-lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên- tri Ngài mà hứa trong Kinh-thánh, 3 về Con Ngài, theo xác-thịt thì bởi dòng-dõi vua Đa-vít sanh ra, 4 theo thăn-linh của thánh-đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền-phép, tức là Đức Chúa Ịêsus-Christ, Chúa chúng ta
Tin lành là nói về chương trình cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và tiên báo trước qua nhiều tôi tớ Ngài, và đã được chép lại trong Kinh thánh từ nhiều đời trước. Chương trình đó đã hoàn tất trên thập tự giá, khi Con Trời bị treo trên đó và tắt hơi thở mình. Kinh thánh chép rằng vào chính lúc đó, Ngài phán rằng mọi sự đã được trọn (Giăng 19:30), rồi Ngài kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh-hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi (Lu-ca 23:36).
Nhưng Chúa Jê-sus không chết rồi nằm lại trong hầm mộ, và linh hồn Ngài cũng không ở mãi nơi Âm phủ. Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sõng lại từ cõi chết. Tất cả quyền phép của ma quỉ và
cái chết hiệp lại với nhau cũng không thế cầm giữ được Con Trời nơi Âm phủ.
Công-vụ 2:24 Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyên nó.
Các tôn giáo của con người đều nói đến những điều lành, nhưng ai mới thật sự có quyền phép? Quyền phép nào mới là lớn nhất và quan trọng nhất đối với con người? Hiển nhiên là quyền phép sự sống lại, đắc thắng cái chết. Chúa Jê-sus Christ chúng ta là Con Đức chúa Trời có quyền phép! Quyền phép đế tha thứ tội lỗi (vì Ngài đã chịu chết chuộc tội cho chúng ta), và quyền phép đế ban sự sống đời đời (vì Ngài đã đắc thắng cái chết). Ai đến với Chúa Jê-sus, tin nhận Ngài thì được tha thứ tội lỗi, và được hưởng ơn phước sự sống đời đời.
Chúng ta là người tin chúa Jê-sus, đều đã trải nghiệm quyền phép siêu nhiên kỳ diệu này trong chính đời sống của mình. Quyền phép Chúa chữa lành tôi, quyền phép Chúa giải cứu tôi khỏi xiềng xích của ma quỉ (những ám ảnh dữ) và tội lỗi (thí dụ những thói xấu như dối trá, dâm dục, nghiện ngập-), quyền phép Chúa đã nâng đỡ và mở đường cho
đời sống tôi được vào cuộc sống bình an dư dật, nơi đồng cỏ xanh tươi và mé nước bình tịnh của Ngài. Tất cả mọi điều đó là nhờ hành động của Đức Thánh Linh với quyền phép sự sống lại, đang ở cùng với con cái Đức Chúa Trời, và khiến những điều kỳ diệu của sự sống mới xảy đến trong đời sống người đó.
Muốn tiếp nhận Tin lành, quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu những ai tin nhận Ngài, chúng ta đều đã vâng phục và thực hành những bước đức tin cơ bản. Và bây giờ nhắc lại về những điều cơ bản đó, là để lập nền xây vững đức tin mình, và tiếp tục nhận được ân điến Chúa.
Vậy, bước đầu tiên là gì? Bạn có biết, mạng lệnh đầu tiên của Tin lành là gì không? Hãy xem, khi Chúa Jê-sus bắt đầu giảng Tin lành, Ngài phán truyền điều gì?
Mác 1:14-15 14 Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-ỉi-ìê, giảng Tin-lành của Đức Chúa Trời, 15 mà rằng: Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gân; các ngươi hãy ăn-năn và tin đạo Tin-lành.
Các ngươi hãy ăn năn!
Kinh thánh chép rằng, trước khi Chúa Jê-sus đến, Đức Chúa Trời đã sai một sứ giả đi trước đế rao giảng và hướng lòng dân trờ về sẵn sàng đón Chúa Cứu thế. Người sứ giả đó là Giăng báp-tít, và những lời ông kêu gọi người dân là điều gì?
Ma-thi-ơ 3:1-2 Lúc ấy, Giăng Báp-tít đến giảng đạo trong đồng vắng xứ Giu- đê, rằng: Các ngươi phải ăn-năn, vì nước thiên-đàng đã đến gần!
Các ngươi phải ăn năn!
Ăn năn (hối cải) là mạng lệnh đầu tiên của sứ điệp Tin lành. Các sứ đồ của Chúa Jê-sus, sau khi Ngài sống lại đã ra đi truyền giảng đến cho mọi người, cũng bắt đầu bằng lời kêu gọi ăn năn. Sứ đồ Phi-e-rơ, đầy dẫy Đức Thánh Linh, trong bài giảng ngẫu hứng đâu tiên trước đền thờ trung tâm thành phố Giê-ru-sa-lem đã công bố rằng.
Công-vụ 2:38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối-cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, đẽ được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban-cho Đức Thánh-Linh.
Và sứ đồ Phao-lô cũng trung thành với Lời Chúa dạy, đi đến đâu cũng rao giảng để con người ăn năn và tin nhận Chúa Jê-sus. Chúng ta hãy cùng đọc bài giảng đặt biệt mà sứ đồ Phao-lô đã giảng tại thành phố A-then, thủ đô Hy-lạp, cũng được coi là trung tâm của văn hóa và khoa học thời đó.
Công vụ 17:22-30 RW11
22 Bây giờ, Phao-ỉô đứng giữa A-rê- ô-pa nói rằng: "Thưa quý vị là người A-thên, tôi nhận thây trên mọi phương diện, quý vị thật là những người sùng đạo. 23 Vì khi đi khắp thành phố, quan sát các nơi thờ phượng của quý vị, tôi thây một bàn thờ có khắc chữ: THỜ THẦN KHÔNG BIẾT. Vậy, Đấng quý vị thờ mà không biết đó, chính là Đấng tôi đang rao truyền cho quý vị đây.
24 Đức Chúa Trời là Đăng đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của đất trời, không ngự trong các đèn miếu bởi tay người làm nên. 25 Ngài cũng chẳng căn tay người phục vụ như thể Ngài cần điều gì, vì chính Ngài là Đấng ban sự sống, hơi thở và mọi thứ khác cho mọi người. 26 Từ một người, Ngài đã làm nên mọi dân tộc và khiến họ sống trên khắp một đất. Ngài ấn định thời kỳ và ranh giới cho họ cư trú, để họ dò dẫm, tìm kiếm Đức Chúa Trời và có thể gặp được Ngài, mặc dù Ngài chổng ở xa mỗi người trong chúng ta.
27 Vì ở trong Ngài, chúng ta được sống, hoạt động và hiện hữu, như một vài thi nhân của quý vị có nói: 'Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài.' 28 Vậy, đã là dòng dõi Đức Chúa Trời, thì chúng ta đừng nghĩ rằng Đấng Thiêng Liêng giống như hình tượng bâng vàng, bạc, hay đá do nghệ thuật và trí tưởng tượng của con người làm ra.
29 Thế thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các thời kỳ ngu dại đó; nhưng bây giờ, Ngài ra lệnh mọi người ở khắp mọi nơi phải ăn năn. 30 Vì Ngài đã ấn định một ngày mà Ngài sẽ lấy sự công chính phán xét thế gian bởi Người Ngài đã lập. Và để xác chứng cho mọi người thấy, Ngài đã khiến Người sống lại từ cõi chết."
Một bức tranh quen thuộc: nhiều người sùng đạo vẫn thờ mà không biết Đức Chúa Trời. Nhiều đền miếu thờ xây cho đẹp nhưng CHÚA không ngự ờ nơi đó. Nhiều của tế lễ và trầm hương dâng lên, và nhiều sự phụng vụ theo cách của con người chẳng cảm động được lòng Đức Chúa Trời.
Dù rằng con người thâm tâm vẫn tìm kiếm Đức Chúa Trời, tìm kiếm chân lý và ý nghĩa thật cho đời sống mình, cũng như tìm kiếm lối thoát khỏi cái chết và tương lai đáng sợ nơi âm phủ và hỏa ngục. Dù mải mê lăn lộn trong cuộc sống nhiều lúc quên đi, nhưng trong lòng mỗi người bao giờ cũng vẫn cứ vang lên ba câu hỏi lớn của đời người, đó là - tôi là ai, tôi đến từ đâu, và tôi sẽ đi đâu...
Tôn giáo và sự sùng đạo, là những cô gắng của con người để tìm kiểm Đức Chúa Trời, không thể cứu rỗi được ai cả. Có chăng là chút bình an tạm cho tâm hồn con người, nhưng chỉ đủ từ lần dâng của lễ này cho đến khi dâng của lễ lần sau.
Tại thành A-then thời đó có thật nhiều những hình thức thờ phượng của con người, bày vẽ ra để thờ phượng Đấng mà họ không biết. Đã không biết Đức Chúa Trời thì làm sao có thê’ dâng của lễ cho đẹp lòng Ngài mà cầu mong ơn phước? Đã không biết thì làm sao có thể sống và được ơn trước mặt Chúa, được ơn cứu giúp trong đời này, mà ơn lớn nhất là được hưởng phước sự sổng đời đời?
Vì CHỨA đã chỉ định cho nhân loại con đường cứu rỗi duy nhất - bởi đức tin nơi danh Chúa Cứu thế Jesus. Ăn năn và tiếp nhận sự cứu chuộc của Đấng đã chịu chết vì tội lỗi của chúng ta, và cũng là Đấng đã sống lại, đắc thắng cái chết, xưng công chính tất cả những ai tin nhận Ngài. Dầu rằng Chúa không ở xa, Ngài ở rất gần, nhưng bạn không thể đến với Chúa bằng cách của con người (công đức và những việc lành), mà chỉ có thể đến gần Chúa theo chỉ dạy của Lời Ngài.
Mà Đức Chúa Trời thì ngày nay đang ra lệnh cho mọi người ở khắp mọi nơi phải ăn năn. Ăn năn là mạng lệnh!
Chúng ta phải ăn năn (nhìn nhận sai lầm của mình và quyết định thay đổi) về những điều gì? Ăn năn hổi cải về tội lỗi của mình đối với Đức Chúa Trời. Cần nói VẾ tội lỗi trong nghĩa rộng, không chỉ nói cụ thể về những việc làm sai trái nào, mà là vè thái độ sống của con người đổi với Đức Chúa Trời. Hãy hình dung Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng trọn vẹn tốt lành, còn loài người là con cái Ngài, đã bị ma quỉ dỗ dành mà đổi lòng xa lánh và nổi loạn chống nghịch lại Cha trên trời của mình.
Gốc rễ của tội lỗi A-đam và Ê-va - là tội lỗi của tổ phụ đã di truyền trong máu con người là gì? Đó là thái độ vô tín - không tin Đức Chúa Trời. Không tin thì không thuận phục. Từ đó mà sanh ra thái độ sống theo tư dục riêng, sổng kiêu
ngạo bất cần Chúa, bất chấp lương tri đạo Trời, tự mình làm Chúa cho mình.
Con người phải ăn năn, phải từ bỏ thái độ đó. Ăn năn là nhìn nhận ra tội lỗi của mình trong ánh sáng của tình yêu thương Đức Chúa Trời. Nểu Chúa Jê-sus chịu chết cho chúng ta trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta, nghĩa là nếu chúng ta không ăn năn tội, thì đang đi
trên con đường nguy hiểm chết người - dẫn thẳng xuống Âm phủ và hồ lửa đời đời.
Ý nghĩa chính của từ ăn năn trong Kinh thánh (tiếng Hy-lạp), là sự thay đổi suy nghĩ, hay là sự thay đổi trong lòng và nếp nghĩ (tư duy) của con người. Ăn năn không chỉ là thừa nhận sai trái, mà có nghĩa là sự quay ngược hoàn toàn 180 độ, thay đổi hướng đi cho cuộc đời mình. Đặt biệt là sự thay đổi thái độ đối với Đức Chúa Trời. Cho nên, ăn năn cũng là quay lòng từ tội lỗi trở về với Đức Chúa Trời (Lu-ca 15:11-24).
Sự sa ngã đã gợi trong con người ý tưởng chống lại Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài, chỉ thích theo con đường riêng của mình. " Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc ', ai theo đường nấy. Đức Chúa Trời đã làm cho tội lỗi của hết thây chúng ta đều chất trên Người”.(Êsai 53:6). Cho nên ăn năn cũng có nghĩa là đầu phục Đức Chúa Trời và đi theo đường lối công chính của Ngài, theo Lời Chúa dạy trong Kinh thánh.
Ăn năn đó là quyết tâm thay đổi bên trong lòng người, và biến thành hành động cụ thể, giống như đứa con hoang đàng, đứng dậy và quay về với Cha thiên thượng, xưng ra tội lỗi mình và trông lên ơn thương xót.
Nhiều người đến với Chúa, cầu nguyện và được nhận nhiều ơn phước
mà Chúa đã ban cho họ. Nhưng đó chưa phải là mục đích chính của lòng nhân từ Chúa. Mục đích chính của lòng nhân từ, sự nhịn nhục và khoan dung của Đức Chúa Trời, đó là muốn đưa chúng ta đến với sự ăn năn (quyết tâm thay đổi bên trong lòng người). "Hay là ngươi khinh dể sự dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?” (Rôma 2:4).
Sự nhân từ thương xót, và tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra, khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ đã vì chúng ta chịu chết.
Hãy đứng dậy, hết lòng quay trở về với Chúa. Có thế bạn cần ăn năn để thật sự đầu phục Chúa Jê-sus, hãy nhìn lên tay Ngài đang giang ra trên thập tự giá và hãy mở lòng ăn năn tin nhận Chúa Jesus! Có thế bạn cần ăn năn về những gì mình đã hoặc đang đi sai lệch, chỉ vì quá muốn đi theo ý riêng mình và khinh thường lời Cha phán dạy. Hãy quay về như đứa con hoang đàng, vì Cha cũng đang ngóng đợi con về, để phục hồi lại địa vị cho bạn là con cái của Ngài. Và hãy cùng đến cảm tạ tôn vinh Chúa, đặc biệt trong dịp Lễ phục sinh, nhắc lại nhục hình trên thập tự giá và sự sống lại vinh quang của Chúa Jê-sus để tất cả chúng ta có thể được cứu rỗi và được sự sống đời đời. A-men! - MS Quốc Hùng