Bạn thân mến, người tin Chúa không sống bởi những lời giáo lý, hoặc lễ nghi tôn giáo, mà sống thành công nhờ quyền phép của ân huệ Đức Chúa Trời dành cho những ai thật lòng tin cậy Chúa lêsus. Đức tin cơ-đốc chúng ta cần thế hiện thực tế trong cuộc sống, thì sẽ được đẹp lòng Chúa và được ơn cứu giúp của Ngài. Sẽ thật là lệch lạc, nếu tưởng rằng là Chúa cần mình. Không, ấy là chúng ta cần ân huệ của Chúa, để được chọn làm con cái của Đức Chúa Trời, và đang được Ngài gìn giữ, dạy dỗ và dẫn dắt vào nước Trời đời đời.
Còn Chúa thì để ý thấy người nào yêu kính Ngài, mà dành ơn cho người đó.
Thi-thiên 91:14-16 14 Bởi vì người trìu mến ta, nên ta sẽ giải cứu người; Ta sẽ đặt người lên nơi cao, bởi vì người biết danh ta. 15 Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người; Trong sự gian truân, ta sẽ ở cùng người, Giải cứu người, và tôn vinh người. 16 Ta sẽ cho người thỏa lòng sống lâu, Và chỉ cho người thấy sự cứu rỗi của ta.
Là con cái Chúa thì phải có đức tin. Và đức tin đó không chỉ dùng trong những ngày lễ, cũng không chỉ dùng khi bạn đến Hội thành cầu nguyện. Bạn cần một đức tin thật, đức tin lành mạnh, sống động và thực tế hàng ngày. Một đức tin thể hiện ra trong thái độ của bạn đối với Đức Chúa Trời và trong mối quan hệ với mọi người, đặc biệt là giữa vòng con cái Chúa cùng một đức tin. Sẽ thật là lệch lạc, nếu không xử dụng đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt trong những lúc gặp khó khăn và hoạn nạn nữa...
Không phải ai cũng sinh ra với đức tin mạnh mẽ. Chính những hoạn nạn thử thách sẽ giúp phần rèn luyện cho đức tin và tính cách một người tin Chúa càng thêm mạnh mẽ và trọn lành hơn.
Gia cơ 1:2-4 Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đên cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhin nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.
Đức tin thật luôn thể hiện ra trong thái độ sống của con người, hay nói một cách khác, là qua những tính cách tốt lành đã được tôi luyện qua trăm bề thử thách, như Vàng thử qua lứa vậy (xem 1 Phi-e-rơ 1)
Thí dụ, cùng là những miếng bọt biển giống hệt để cạnh nhau, không thể biết miếng nào có gì bên trong, nếu không dùng áp lực tác động lên nó. Trong khó khăn hoạn nạn, khi chịu sức ép, bạn mới bộc lộ ra đức tin thật của mình. Qua thái độ hành xử và phản ứng của bạn trong những lúc đó, Chúa thấy rõ, người khác thấy rõ, và quan trọng hơn là chính bạn cần thấy rõ được đức tin thật của mình hơn để quyết định sửa đổi và chăm sóc cho đức tin của mình.
Phục truyền Luật lệ ký 8:2 Hãy nhớ chọn con đường nơi đống vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm này, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc có giữ gìn những điều răng của Ngài hay chăng.
Có những hoạn nạn thử thách xảy ra là hậu quả của sự dại đột và tính bướng bình của xác thịt con người không muốn lắng nghe, vâng phục và làm theo lời chân lý Chúa dạy trong Kinh thánh.
Châm-ngôn 26:3 Roi-nẹt dùng cho ngựa, hàm thiết để cho lừa, Còn roi-vọt dành cho lưng kẻ ngu-muội.
Châm-ngôn 11:17 Người nhântừ làm lành cho lỉnh-hồn mình; Còn kẻ hung-bạo xui khổ-cực cho thịt mình.
Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta như con, thì Ngài cũng sứa dạy chúng ta hoặc cách này hoặc cách khác. Những sự sửa phạt đó lúc đầu như là lý do để buồn bã, nhưng miễn là chúng ta nhận thức được, thì sẽ củng cố được đức tin, thay đổi được thái độ sống của mình, và kết quả là được trái ngọt của sự nên thánh, sự công bình và bình an trong đời sống.
Hê-bơ-rơ 12:10-11 10 Vả, cha về phần xác theoý mình mà sửa-phat chúng ta tạm-thời, nhưng Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa-phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánhkhiết Ngài. 11 Thật các sự sửa-phạt lúc đầu coi như một cỡ buồn-bã, chớ không phải sự vui-mừng; nhưng về sau sanh ra bông-trái công-bình và bình-cm cho những kẻ đã chịu luyện-tập như vậy.
Vậy, điều đầu tiên mà chúng ta phải chủ ý giữ và luyện tập cho lòng mình,mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn và thử thách xảy đến, đó là thái độ hạ mình và im lặng nhịn nhục. Hạ mình xuống cách thật khiêm nhường, để không bị mắc bẫy của sự kiêu ngạo (thí dụ luôn cho mình là đúng, hoặc nghĩ về mình cao quả lê). Im lặng là để tránh vấp phạm trong lời nói khi phàn nàn oán trách, hoặc xung đột và tranh cãi. Nhịn nhục là để lắng nghe và suy ngẫm, thấy được và từ bỏ tính xác thịt và nổi loạn trong thói quen nếp sống của mình.
Thử thách là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời để dạy dỗ con cái Ngài. Nhưng việc Chúa làm trên đời sống mỗi con người thật là riêng tư và không giống nhau với mỗi cá nhân khác nhau. Một thí dụ rõ ràng, đó là câu chuyện của Giỏ-sép, một trong mười hai người con của Gia-cốp. Cùng sinh ra lớn lên trong gia đình có tổ phụ đức tin, biết và tin kinh Đức Chúa Trời, nhưng Giốsép đã được Chúa cho trải qua những thử thách cực kỳ khác biệt, để huấn luyện Giố-sép sẵn sàng cho sự kêu gọi và chương trình của N gài dành cho đời sống anh ta.
Kinh thành kế lại rằng Giỏ-sép được cha mình cưng chiều hơn các con trai còn lại, điều đó khiến các anh sanh lòng ganh ghét. Thêm nữa, Giố-sép còn được ơn của Đức Chúa Trời. Những giấc mơ và khải tượng của Chúa ban cho Giỏ-sép cũng tỏ thấy đường như Ngài có chương trình đặc biệt để dùng con người này trong tương lai. (xem Sáng thế ký 37)
Giô-sép kể lại những giấc mơ của mình, có lẽ là không thiếu sự tự cao thường có của một thanh niên trai trẻ. Điều đó càng làm mối quan hệ vốn đã căng thẳng với các anh càng trở nên tồi tệ hơn. Và cuối cùng sự căng thẳng đã bột phát thành cơn thịnh nộ bất ngờ, khi cậu thanh niên đi thăm các anh mình canh giữ đoàn chiên, đã bị các anh bắt và bán đi làm nô lệ, khiến cuộc đời Giô sép bị đảo lộn hoàn toàn.
Đây là một bước ngoặt choáng váng, có thể hủy diệt bất cứ con người nào khiến không thể gượng dậy nổi. Từ một người bay bổng với những ước mơ của Đức Chúa Trời trong lòng, bỗng nhiên Giô-sép bị kéo xuống mặt đất, phải đối diện những điều tồi tệ nhất. Đó là những xấu xa tột cùng bị lột trần của những người thân, vì lòng ganh ghét đố kỵ.
Bị chính anh em mình phản bội, trong khoảnh khắc bị mất hết những gì cậu ta cho là nền tảng để có tương lai sáng lạn, Giò-sép chắc chắn đã trải qua nhiều giây phút hoang mang đau đớn tột cùng.
Có thể nhiều cơ-đốc nhân cũng ở vào tâm trạng tương tự, khi những điều mình đã tin, đã trông đợi, bỗng nhiên như sụp đổ tan tành.
Bị thất bại trong công việc mà ta vẫn tin tưởng rằng là nhờ phước Chúa sẽ được thành đạt. Bị hụt hẫng trong quan hệ với những con người mà vẫn nghĩ rằng họ đã thực sự thay đổi sau khi tin Chúa rồi, nhưng vẫn lừa gạt và làm điều xấu xa trắng trợn. Bị hoang mang vì thấy những xung khắc thỉnh thoảng còn phát lộ ra trong Hội thánh, nơi mình trông đợi là chỉ có tỉnh yêu thương. Bị thất vọng vì nhiều sự hứa hẹn ủng hộ hầu việc Chúa của nhiều người trong lúc sốt sắng, còn thực tế như bị bỏ rơi một mình giữa sự thờ ơ. Bị kiệt sức trong khi trông đợi lời hứa giải cứu, chữa lành, hoặc chờ đợt những phước hạnh vật chất mãi mà chưa thấy đến.
Đã có lúc tưởng mình sẽ bay được bằng đôi cánh đức tin, bây giờ bị rơi xuống mặt đất phù phảng.
Nhưng Giô sép đã không để sự cay đắng lên vào lòng mình, và vẫn giữ lòng kinh sợ CHUA. Bị bản làm nô lệ, từ một người con cưng không phải làm việc gì nặng trong gia đình, anh ta đã học cách hạ mình, tiếp nhận hoàn cảnh và học cách làm việc thật tốt với lương tấm kính sợ Chúa. Người chủ là Phố-thipha đã vui lòng và cất nhắc anh lên làm người cai quân cả nhà mình. Dù khi đó bị chính vợ của chủ cám dỗ, Gíô-sép vấn kinh sợ Chúa mà không phạm tội với chủ mình. Nhưng chính điều đó lại đưa anh đến những sự thử thách lớn hơn thế nữa. Cũng có lúc, bạn sẽ bị bắt bớ và vu không mặc dù đã giữ mình sống theo Lời Chúa dạy, nhưng điều đó nếu có xảy ra sẽ khiến cho bạn được tôi luyện càng trưởng thành hơn.
Vợ của chủ vu khống Giố-sép muốn lạm dụng tình dục bà, và anh ta lập tức bị bắt giam. Tù ngục luôn luôn là nơi đáy của xã hội, và ai đã rơi vào đấy cũng đều trở ra với trái tim đầy tổn thương, chai sạn, cứng cỏi như sắt đá. Nhưng hoàn cảnh xấu đã không đầu độc được tâm hồn của Gíô-sép, vì CHÚA vẫn ở cùng và ban ơn gìn giữ lòng anh.
Sáng thế 39:21 Đức Giê-hô-va phù hộ Gíô-sép và tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục.
Vì giữ thái độ đức tin trong lòng, nên Gíô-sép được ơn của Chúa, và việc gì anh làm cũng được thịnh vượng.
Ở trong tù, Gíô-sép giải mộng cho quan tửu chánh của vua, và khi ông này được phục hồi lại chức vụ, cũng quên anh luôn. Dường như bao nhiêu sự độc ác quá đáng của anh em mình, sự vu không bất công và sự vô ơn của những người được mình hết lòng giúp đỡ, lẽ ra phải làm cho lòng chàng thanh niên này cay đắng và thất vọng, mất hết niềm tin, và trở nên một kẻ cứng côi và hung dữ. Nhưng vì anh được ơn của Đức Chúa Trời, cho nên vẫn giữ được tấm lòng đầy đức tin và tình người.
Tôi có lần được nghe sự so sánh trong bài giảng của một mục sư, về một Gíô-sép khác, nổi tiếng ở nước Nga trong thế kỷ 20. Ông ta vốn là sinh viên thần học, nhưng ông đã không giữ được lòng mình và thái độ tin kinh Chúa khi những điều xấu xảy đến trong đời. Từ khi bị xe ngựa cán và chân đi khập khiễng, ông trở nên cáu bắn khó tính. Nhiều khó khăn và cám dỗ khác nữa trong cuộc sống xảy đến, đặc biệt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần, khiến ông ta nguội lạnh đức tin. Rồi sau khi chôn cất người vợ đầu của mình trong một trận dịch hạch lớn, trái tim của ông trở thành sắt đã lạnh lẽo. Ông tự gọi mình là Sta-lin [người thép), và thẳng tay trừng trị tất cả những kẻ thù hoặc bất đồng ý kiến. Thời ông lãnh đạo nước Liên-xô, các con số thống kê nói rằng ông đã xử bắn và gây ra cái chết cho hàng chục triệu người.
Theo cách nói của người mục sư người Nga, Gíô-sép sắt thép này đã để cho sự cay đắng hủy hoại trái tim và cả con người mình. .
Nhưng, chúng ta hãy là Gíô-sép biết kinh sợ Chúa và nhờ ơn Ngài mà gìn giữ lòng mình. Đến thời điểm, Chúa đã cho ông giải mộng về những năm tháng ' khủng hoảng sắp tới cho Ai-cập, đồng thời đề nghị ngay ra được cho Pha-raôn một chiến lược gìn giữ cho đất nước sống còn qua nạn đói lớn. Nhiều năm sau, chính nhờ lương thực dự trữ tại Aicập, gia đình và cả dòng họ của Gia-cốp cha ông với cách anh em của ông đã được cứu thoát.
Giô-sép gặp lại và nhận ra các anh của mình khi họ xuống xin mua lúa, nhưng các anh thì không thể nhận ra cậu em của mình trong địa vị quan tể tướng Ai-cập. Cuối cùng, Giỏ-sép cũng khóc lớn mà quyết định tha thứ cho cách anh, bộc lộ cho họ biết mình là ai. (xem Sáng thế kỷ 49:1-8)
Khi hạ mình xuống, nhịn nhục và gìn giữ lòng mình, tìm kiếm Đức Chúa Trời trong mọi cơn hoạn nạn, Giỏ-sép đã hiểu ra được sứ mạng và sự kêu gọi của Chúa dành cho mình. Và chính vì thế mà ông đã giữ được thái độ đức tin để hoàn thành sự kêu gọi thiêng liêng từ Trời, cứu giúp cho cả gia tộc mình, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kế hoạch của Đức Chúa Trời dựng nên dân tộc Y-sơ-ra-ên.
Sự thử thách lớn sẽ huấn luyện bạn sẵn sàng dành cho những công việc lớn mà Chúa kêu gọi bạn hoàn thành. Vậy, hãy coi những thử thách lúc này làm nguyên cớ để vui mừng mà rèn luyện đức tin cũng như tính cách của mình, càng yêu Chúa hơn, càng trở nên trọn lành hơn. Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hãy trung tin hầu việc Chúa bất chấp mọi nghịch cảnh, để được Chúa nhấc lên trong kỳ thuận hiệp và ban phần thưởng xứng đáng cho đức tin của bạn.
Amen MS Quốc Hùng