Bạn thân mến, Đức tin, đó là nền tảng mối quan hệ chúng ta với Đức Chúa Trời. Đó là cốt lõi của thái độ sống đặc biệt của con cái Chúa khác với người đời, mà Kinh thánh gọi đó là "người công chính sống bởi đức tin mình" Và cũng bởi đức tin mà chúng ta đến được gàn hơn với CHÚA, được đẹp lòng Ngài và được phần thưởng cho đưc tin mình.
Ha-ba-cúc 2:4b ...song người công- bình thì sống bởi đức-tin mình.
Hê-bơ-rơ 11:6 Vả, không có đức-tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiẽm Ngài
Đức tin - là để chúng ta xây dựng mối quan hệ sống động, đồng hành vơi Chúa, và có Chúa với ơn quyen thiên thượng trong đời sống mình.
Hãy nhìn lại mọi điều trong đời sống đức tin mình từ góc độ này. Gốc độ mối quan hệ riêng tư của bạn với Đức Chúa Trời. Và hãy tự hỏi mình những câu hỏi này.
Bạn có biết Chúa không? Bạn có thường xuyên cầu nguyện và nhận được ơn phước Chúa trong đời sống mình không? Bạn có thường xuyên trò chuyện tương giao với Chúa, bạn có cùng đi với Chúa trong đời sống hàng ngày không?
Bạn có biết Chúa không?Tin rằng có Đức Chúa Trời, là Đấng chí cao duy nhất, điêu đó vẫn chưa đuT Ma quỉ cũng tin như vậy, và run sự. (Gia-cơ 2:19)
Bạn có thường xuyên cầu nguyện và nhận được ơn phước Chúa trong đời sống mình không? Đó cũng mới chỉ là mức bắt đâu thôi. Vì Đức Chúa Trời cũng ban mưa nắng và ánh sáng cho cả người công bình và thậm chí cả kẻ ác nữa. Nhận được ơn phước, có thể đó là bạn được Chúa thướng xót (gặp may), hoặc có thể đó là phần thưởng cho đức tin. Khác nhau là ở chỗ sự may mắn không lặp lại, nhưng người có đức tin thì thường xuyên nhận được ơn phước vì được đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần trưởng thành hơn thế nữa. Bạn có thường xuyên trò chuyện tương giao với Chúa, bạn có cùng đi với Chúa trong đời sống hàng ngày không? Bạn có chu tâm gây dựng moi quan hệ riêng tư hai chiều của mình với Đức Chúa Trời hay không?
Để rồi sau đó, mỗi khi bạn muốn giúp người khác đến được với Chúa và có được đức tin chân thật mạnh mẽ, thì bạn cũng sẽ cô gắng hướng họ tới mối quan hệ riêng tư vơi Cứu Chiia Ịesus. Không biết Chúa một cách riêng tư, sẽ chỉ có cơ đốc nhân con trẻ, với cách cư xử theo xác thịt.
Hãy trưởng thành lên, từ suy nghĩ trẻ thơ đến vơi Chúa chỉ biết xin và nhận. Từ nếp suy nghĩ chỉ biết đến mình, đến nếp nghĩ làm theo ý Chúa muốn. Một moi quan hệ phải co phần của cả hai bên. Ý muốn của bạn, và ý muốn của Đức Chúa Trời. Phần của bạn và phần của Chúa. Trong giao ước mới của Đức Chúa Trời với con người, được lập ra và đóng ấn bởi huyết Chúa Jê-sus trên thập tự giá, Ngài đã ban cho bạn ơn cứu rỗi và ân điển, còn bạn có trách nhiệm phải hoàn thành phần của mình nửa. Nếu bạn muốn được om trước mặt Chúa, và mong được Chúa cứu giúp đời sống mình, vạy thì cũng hãy tạp nghĩ xem, những gì Chúa muốn và cần đến mình làm trên đất này nữa.
Về phần Đưc Chúa Trời, những lừi hứa Chúa phán và Ngài thành tín, nhớ (lổ làm thành hiện thực cho những ai tin nhận Ngài. Diều răn dạy không la gánh nặng, nia là nhưng nguyên tắc chỉ rõ ra phộìi sự của hai hen trong mối quan hệ. Trong bất cứ mối quan hẹ nào cung vậy, nếu không biết rõ trách nhiệm và thống nhất quy tắc đế ứng xử, thì sẽ rất nhiều sự rối loạn, mất lòng, thậm chí đổ vỡ.
Chúa luôn giữ phần lời hứa của Ngài, dù cho có những con người không thành tín, thì Chúa vẫn thành tín. về phan con người, thì Chúa ban điều răn dạy.
2 Ti-mô-thê 2:13 nếu chúng ta không thành-tín, song Ngài vẫn thành- tín, vì Nqài không thể tự chổi mình được.
Như vậy, hãy ghi nhớ điều này, Chúa thương xót, tha thứ và ban ơn, ấy là vì bản tính Ngài là Đấng nhân từ như vậy, chứ không phải bạn là người quá cần không thể thiếu được với Đức Chúa Trời, và Ngài buộc phải làm vậy để cầu cạnh bạn. Kinh thánh nói rằng Chúa không cố chấp sự gian ác của con người, sẵn long tha thứ, đó là để bạn càng kính sợ Ngài hơn.
Thi thiên 130:4 Nhưng Chúa có lòng tha-thứ cho, Đế người ta kính-sợ Chúa.
Vậy, Chúa là thành tín và giàu lòng thương xót. Vê phần mình, bạn có thể nói mình đã cố gắng giữ được phần nào trong những điều răn Kinh thánh đã chép?
Bạn không bao giờ thờ thần tượng chứ? Bạn có kiêu ngạo? Bạn có bao giơ nói dối? Bạn có bao giờ tham lam? Bạn có bức hại người lành? Bạn có mưu những điều ác? Bạn có bao giờ làm điều dữ không? Bạn có làm chứng dối (dựng chuyện, vu khống)? Bạn có kích động gây chia rẽ anh em? Đó là những điều ma Chúa gớm ghiếc (Châm ngôn 6:16- 19), nếu bạn làm liệu có được ơn trước mặt Chúa tiếp tục không?
Nếu chúng ta có phạm những điều sai trái nào, thì chúng đã làm hong đi mối quan hệ cua chúng ta với Đức Chúa Trời rồi.
Bạn có xưng Chúa ra trước mặt thiên hạ, tức là công khai mình là người tin Chúa ]ê-sus hay không? Bạn có làm chứng về Chúa jê-sus cho mọi người hay không? Bạn có giữ sự thờ phượng Chúa trong ngày nghỉ hàng tuần? Bạn có trung tin nộp phàn mười thu nhập của mình cho Chúa chứ? Bạn có đứng vị trí trong nhà Chúa là Hội thánh, và đarri nhận trach nhiệm cụ thể để xây dựng nhà Ngài hay không?
LỜI Chúa chỉ ra quy tắc ứng xử sao cho đẹp lòng Chúa. Các điều răn và lời dạy trong Kinh thánh là để giúp chúng ta xẩy dựng mối quan hệ thật tốt đẹp, đung mực để đời song mình được bình an, hạnh phúc trong ân điển và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Và hơn thế nữa, Lời Chúa còn chỉ dạy chúng ta sống và hầu việc Chúa, giữ giao ước với Ngài.
1 cô-rinh-tồ 13:13 Nên bây giờ còn có ba điều nay: Đức-tin, sự trông-cậy, tình yêu-thương; nhưng điều trọng hơn trong ha điêu đo là tìnhyêu-thương.
Nói đến đức tin, chúng ta thường hiểu và liên tưởng rằng đức tin là hướng lên Đức Chúa Trời. Sự trông cậy (hy vọng) cũng vậy - "Hỡi linh-hỗn ta, hay nghĩ-an nơi Đưc Chúa Trời; Vì sự trông- cậy ta ở nơi Ngài" (Thi-thiên 62:5).
Nhưng khi nói đến tình yêu thương, không hiếu sao lập tức chúng ta nghĩ đến yêu con ngươi trước, như thế là chưa đúng. Điếu trọng hơn trong ba điều, hơn cả đức tin, hơn cả hy vọng, đó là Yêu Đức Chúa Trời.
Lu-ca 20:25 Ngài bèn phán rằng: Vậy thì của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa, cua Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời.
Yêu Chúa rồi bạn mới có thể yêu được con người. Nếu Đức Chúa Trời đã vì yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của mình cho chúng ta. Nếu Chúa jê-sus cũng vì yêu thương chúng ta mà hy sinh chiu nhục hình tren thập tự giá. Vậy thì chúng ta cũng cần phải trả cho Chúa tình yêu thương trước, rồi sau đó mới tới con người.
Thật ra, vì Đức Chúa Trời yêu thương con người, thì Lời Chúa cùng dạy chúng ta yêu thương và phục vụ mọi người. Va trong Kinh thánh, các điều răn dạy cũng chỉ cho chúng ta biết xây dựng môi quan hệ tốt lành, đúng mực, hợp tính hợp lý với những con người xung quanh mình. Nhờ đó mà đời sống và sự hau việc Chúa của chúng ta mới được cân bằng, đúng mực, trọn vẹn và đầy dẫy phước lành.
Vì chúng ta thường gặp những vấn đề lớn trong cuộc sông, co xuất xứ từ các mối quan hệ với người thân và xung quanh. Có thể chúng ta bị ảnh hưởng và bị nhiễm những quan điểm lệch lạc của người đời vê cách xây dựng các mối quan hệ. Thí dụ, sự ích kỷ, lợi dụng? Sự đòi hỏi, thao túng, để được theo ỷ mình? Sự gian dối và mưu mô, dẫm đạp lên cả lương tri?
Muốn áp dụng Lời Chúa dạy để xây dựng được mối quan hệ riêng tư chân thành và hữu ích với Đức Chúa Trời và với những con người, thì chúng ta cần tìm kiếm sự khôn ngoan từ trên cao, từ Cha sáng láng ban xuống. (Gia-cơ 1:5)
Có sự khôn ngoan của đời này và cũng có sự khôn ngoan từ trời ban xuống. Cách thứ nhat - bạn suy xét theo quan điểm của người đời, cùng với những nhận định, kiến thức và kinh nghiệm của riêng mình. Còn cách thứ hai - bạn suy xét dựa trên chân lý của lời Đức Chúa Trời, với tầm nhìn và tri thức của Đấng Tạo hóa. Bạn muốn chọn theo cách nào?
Nhớ rằng sự khôn ngoan nào thì cũng đều phải học mới có được, người muon được sự khôn ngoan thiên thượng càng phải có thái độ biết lắng nghe va tiếp nhận từ những lời răn dạy. Đừng chỉ thích nghe những gì hợp với ý mình, cân phải lắng nghe cả những lời sửa dạy, nâng bạn lên cao hơn, động viên bạn thay đổi và từ bỏ được sự dại dột vốn có của xác thịt nữa...
Châm-ngôn 3:7 Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Gie-hô- va, và lìa khỏi sự ác:
Hãy luôn tìm kiếm và lắng nghe Lời Chúa. Vì trong lời Chúa có đủ lời răn dạy, chỉ bảo khôn ngoan cho mọi hoàn cảnh, mọi vấn đê của cuộc sống đời người. Và ngay cả khi sự khôn ngoan cùng không đủ đổ giải quyết nan đề và nhưng kho khăn, thì Lời Chúa còn thắp lên hy vọng, sanh ra cho bạn đức tin, giục lòng yêu thương, để bạn có thể chìa tay ra nắm lấy được quyền phép cứu giúp kỳ diệu của Cha thiên thượng.
Gia-cư 3:17 Nhưng sư khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ. nhu mì. đăv dẫv lòng thương xót và bông trái lành, không có sư hai lòng và giả hình.
Nhưng bạn càn biết phân biệt sự khôn ngoan thật đến từ thiên đàng, đề mở lòng lắng nghe và tiếp nhận từ đúng kênh dan tốt lanh của Chúa cho mình. Hãy đọc và suy ngẫm về lời chia sẻ của sứ đồ Gia-cơ, ngươi đã gần Chúa Ịê-sus suốt bao nhiêu năm và ông thật ân hận vì mãi sau mới học được kinh nghiệm quý báu này.
Sự khôn ngoan từ CHÚA đến, trước hết là THANH SẠCH, có ý gần với từ thánh khiết. Không có lòng yeu sự thánh khiết, không thể thấy được và đến gần được Đức Chúa Trời. Người thanh sạch cũng là người biết giữ không làm điều xấu và ác cho người khác, không vì mục đích mà biện hộ cho những phương tiện xấu xa.
Hãy tập cho mình sự thanh sạch trong các mối quan hệ với Chúa và với mọi người, giữ mình vì danh Chúa, dù chuyện liên quan tình cảm, tiền bạc, hay bất cư điều gì giá trị đi chăng nữa.
Còn nếu bạn muốn tìm học sự khôn ngoan, thì điều quan trọng trước tiên, hay biết chắc về đạo đưc, về lối sống thánh sạch tin kính của người nào bạn muốn lắng nghe.
Sau đó là HÒA THUẬN. Hòa thuận với Chúa, và hòa thuận với con người. Dù bất cứ điều gì không vui lòng, hãy nhẫn nhịn và chịu đựng, đừng tỏ thái độ ích kỷ. Sự hòa thuận quý hơn vì nó nhân lên sức mạnh, và bù đắp mặt yếu của chúng ta. Người sứ giả của Lời Chúa cũng phải là sứ giả hòa bình, người đứng ra gìn giữ và gây dựng sự hòa thuận giữa những con người, chứ không phải người hay kích động và gây chia rẽ.
TIÊT ĐỘ - (epieikẽs) từ trong bản gốc Kinh thánh tiếng Hy-lạp ỡ đây có những nghĩa là mềm mại, nhẹ nhàng, nhẫn nhịn, công bằng, hợp tình hựp lý. Đó có phầi là thai độ giữ minh mà chúng ta cần có trong cách cư xử không? Chắc chắn sự khôn ngoan từ trên xuống sẽ không phải là những lời giảng thô bạo, quá khích, quá thái cực... nhưng sự khôn ngoan thật sê động viên lòng bạn nhẫn nhịn, cư xử công bang chứ không thiên vị, và hợp tình hợp lý trong suy xet phân đỊnh...
NHU MÌ - sự khôn ngoan thật đến từ trời sẽ phải đem đến và nuôi dưỡng cho lòng bận phẩm chất nhu mì, để lắng nghe, tuân phục thuận theo sự chỉ dạy cua Cha thiên thượng. Nhu mì, là hạ mình xuống đợi Chúa cất nhắc mình lên.
I Phi-e-rơ 5:6 Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyến-phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận-hiệp Ngài nhắc anh em lên;
Điều đó thật khó đến được qua những con người có lòng cứng cỏi và nổi loạn. Những người như thế bạn cần phải tránh xa, du họ có khéo nói và dỗ dành đến mấy đi chăng nửa.
Đày dẫy lòng THƯƠNG XÓT... lòng thương xót sẽ thúc giục người ta hành động để giúp đỡ nhưng người yếu đuối mắc nạn, cho nên sự khôn ngoan thật sẽ dân bạn thoát khỏi tư tưởng ích kỷ đòi hỏi, mà hướng tới sự ban cho và phục vụ. Lòng thương xót là bạn mở lòng để Chúa cảm động bạn hẳu việc Chúa, phục vụ con người. Thậm chí, như các sứ đồ, đã chịu hy sinh thương khó như Chúa JE-sus. đẽ tiếp tuc công viẽc truyền giảng Tin lành cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến khắp mọi người.
Và sự khôn ngoan từ Chúa cũng sẽ dạy cho chúng ta biết sống làm sao dê được ơn thương xót. Hãy lắng nghe những điều dạy chúng ta biết hạ minh và sống biết ơn... trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt những con người.
Và BÔNG TRẤi LÀNH... - đo là bằng chứng thấy được của sự khôn ngoan chân thực. Bạn tìm sự khôn ngoan cũng vì mong bông trái lành đến cho đời sống mình, phải không? Nhưng đừng chú y quá đẹn những kết quả vật chat. Giúp đỡ con người được thay đổi trong đời sống và lơn mạnh trong đức tin, đến gần hơn nữa với Đức Chúa Trời, đó mới thật là những bông trái lành.
Và cuối cùng, sự khôn ngoan đến từ trên xuống sẽ KHÔNG có những điều gì?
Không có sự hai lòng và giả hình (đạo đức giả). Bạn không muốn gắn bó đời mình dưới đất này với những người như vậy, phải không? Càng không thể tin tưởng lắng nghe họ trong những vấn đề liên quan đến sự sống dơi đời cua mình được. Vậy hãy học sự khôn ngoan, để giữ được mình tránh xa và khỏi bị lây nhiem những men đó của người Pha-ri-si, như chính lời Chúa Jê-sus cũng đã căn dặn. Kết lại, hãy nhờ sự khồn ngoan thiên thượng, để xây dựng mối quán hệ của mình với Chúa, bước đi trong ân điển Ngài để xây dựng đời sống mình. Hãy trả cho Đức Chúa Trời phần của Ngài, hãy khôn ngoan sống cho đẹp lòng Cha và hầu việc Chúa, phục vụ con người.
Amen. MS Quốc Hùng