Đời tôi không cô đơn

cam giu moi mieng‘Đời tôi cô đơn’ đã vận vào Tuấn Vũ - Đấy là tít của Yahoo News đăng tải lại một bài viết từ báo Thể thao và Văn hóa trong ngày 12/8 vừa qua. Trong bài viết đó, Viết Thanh - người em trai của Tuấn Vũ đã chia sẻ với phóng viên nhiều điều về chuyện đời riêng của người ca sĩ này.

Theo lời kể của anh Viết Thanh, anh và Tuấn Vũ sinh ra trong một gia đình 10 anh chị em ở Phan Thiết, sau đó vào năm 1971 chuyển đến Bình Thuận định cư tại đó cho đến nay. Bố của họ là người tu xuất, muốn làm linh mục nhưng không được, nên đã lấy vợ. Ông giáo dục con cái biết sống đạo đức làm người.

Hai anh em đều có giọng hát thiên phú (Trời ban cho), mặc dù thời trẻ chỉ được học thanh nhạc căn bản, và được tham gia trong ca đoàn của nhà thờ.

Khi nói đến đời tư của Tuấn Vũ và việc gia đình rất muốn anh lấy vợ nhưng đến bây giờ anh vẫn một mình, người em ở Việt nam có nhắc lại chính lời của ca sĩ đã chia sẻ rằng dường như bài Đời tôi cô đơn gắn với giọng hát của anh như vận vào anh, ít nhất là cho đến thời điểm này...

Bài hát đó chắc anh chị em cũng đã có lần nghe. Ở đây chúng ta không bình luận về sở thích âm nhạc của từng người, nhưng chỉ muốn lưu ý và nhắc nhở anh chị em về một định luật bất di bất dịch của cuộc sống dựa trên tấm gương của cuộc đời người ca sĩ này, mà theo thước đo của nhiều người đời thì thế là nổi tiếng và thành công.

Chúng ta muốn nói đến một nguyên tắc nắm quyền chỉ đạo trong đời sống mọi con người và đã được Kinh thánh nhắc đến nhiều lần để con cái Chúa biết dựa vào đó mà xây dựng đời sống mình thành công thật sự. Vì:

Miệng lưỡi con người là bánh lái cuộc đời họ.

Đời sống con người được điều khiển bởi chính những gì miệng họ nói. Đã có bao giờ chúng ta thử thật sự nghiêm túc mà xét lấy mình, để thấy qua kinh nghiệm những lần thất bại sa ngã, đều có dấu vết của những lời nói vội vàng thiếu suy nghĩ, những câu nói lúc bực tức không kiềm chế, hoặc những câu than thở phàn nàn lúc yếu đức tin.

bad_tongue copyNói một câu thiếu suy nghĩ, thí dụ nhận lời bảo lãnh hoặc vay tiền cho ai đó, để rồi bị ràng buộc phải làm theo câu nói đó. Cuối cùng chính mình là người mắc nợ.

Vội vàng nhận xét và bình luận về người nào đó khi chỉ biết một phần câu chuyện, vô tình trở thành người đưa chuyện, thậm chí thành làm chứng dối. Cuối cùng mình mang hình ảnh một con người thiếu suy xét, nông nổi, không ai dám gần dám thân với mình cả.

Vào lúc bực tức, sẵn sàng buông những lời nặng nề chua cay, để miệng mình thỏa sức mà nói những lời xấu xa, cuối cùng gây nên cay đắng không thể hàn gắn được trong lòng người khác. “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau” – như người Việt nam thường nói. Từ những người lúc đầu thân mật, gần gũi, bỗng trở thành những người thù nghịch nhau suốt đời.

Còn những lúc chán nản, ngã lòng, tự dưng buông mình theo những bản nhạc vàng để những lời đó thấm vào tư tưởng, rồi đầy dẫy trong lòng mà tuôn ra môi miệng mình, càng làm mình mất hết ý chí vươn lên trong cuộc sống. Càng như thế càng khắc khổ, tự ti, và càng cô đơn.

Đấy là chưa kể đến những lời cay đắng, những lời rủa sả, những lời khích bác, những sự đặt điều bịa chuyện, và những lời nói hành người khác. Nhiều người làm điều đó mà không nhận thức ra rằng làm như vậy thì chính họ đang đóng đinh vào quan tài cho mình, khi mà chất độc trong những lời nói đó sẽ phá hủy hết những gì tốt đẹp có ở trong họ.

Trong một cuộc cách mạng ở Pháp, đoàn dân nổi loạn đã lật đổ nhà vua, bắt được hoàng hậu và đem bà ra xử tử. Họ cũng muốn xử tử luôn cả hoàng tử bé - là một cậu bé ngoan ngoãn xinh tốt. Nhưng nhìn thấy cậu như vậy thì không ai có thể ra tay nổi. Đám đông (một số trong đó là những kẻ du đãng lợi dụng cơ hội) bèn kêu lên rằng – “hãy đưa một mụ phù thủy (một bà già cay độc) đến dạy cho nó biết nói tục đi”. Họ mong chờ được thấy khi cậu bé sẽ biết nói tục, sẽ đủ xấu để lương tâm họ không còn cản trở việc họ đem cậu bé đó ra để mà xử tử.

Thì ra cái lưỡi có thể dùng vào việc rất cao quí và tôn trọng, để khiến đời chúng ta được ơn của Chúa, được tỏa sáng và từng bước đi lên, nhưng cũng có thể là công cụ độc hại vô cùng để hủy phá cuộc đời cả của chúng ta và của người khác. Chính sự lợi hại của nó mà ma quỉ rất hay tấn công con người để khiến họ phạm tội trong lời nói của mình, dùng lưỡi người này để nói xấu, rủa sả và phá hoại người kia, rồi cả hai bên.

Với sự thiếu hiểu biết cộng với bản tính xác thịt tội lỗi, cái lưỡi của con người gây hại nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trong sách Gia-cơ, sứ đồ chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc biết cầm giữ lời nói của môi miệng mình là như thế nào. Lời hát mà chúng ta hát theo cũng kể là lời miệng ta nói nữa, đúng không. Chẳng lạ gì mà người ca sĩ nổi tiếng kia cho đến lúc này đang bị cầm giữ mất phước hạnh được có một gia đình, vì lời anh hát đã “vận vào” chính đời sống của anh. Cảm ơn Chúa là nhờ Lời Ngài chỉ dẫn, chúng ta có thể không bị cô đơn, không bị nghèo hèn, không bị sa ngã, không bị thất bại một khi học được những chân lý trong Lời Chúa dạy.

fire_tongueGia-cơ 3

2 Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. 3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cùng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. 5 Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy.

Như chúng ta thấy, sứ đồ ví cái lưỡi như hàm thiếc dùng để chế ngự con ngựa bất kham – tức là bản tính nổi loạn của con người xác thịt cũ trong chúng ta, và cũng như bánh lái của con tàu để dẫn nó đi bất chấp các luồng gió đảo chiều liên tục – như chúng ta định hướng cho cuộc đời mình theo Chúa bất chấp mọi cản trở, khó khăn thử thách của đời này.

Lời Chúa cũng dùng hình ảnh “lưỡi lửa” để ai cũng có hình ảnh liên tưởng rõ hơn cái mà chúng ta đang có ở bên trong miệng mình. Ngoan lành ấm áp, hay nóng bỏng thiêu cháy – đều là do cách chúng ta sử dụng nó. Hậu quả của nó vô lường, cũng như một lưỡi lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh rừng (mùa hè nóng bỏng Mát-xcơ-va năm nay là một thí dụ nhãn tiền – đúng không?), thì một cái lưỡi không biết cầm giữ có thể đốt cháy cả đời người vậy.

Sứ đồ Gia-cơ còn viết tiếp trong đoạn Kinh thánh trên

7 hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. 9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Ðức Chúa Trời. 10 Ðồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. 11 Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? 12 Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.

Chúng ta phải cảnh giác với những miệng lưỡi hung hăng. Lúc cần, họ nói tốt cho Hội thánh, cho Chúa. Nhưng lúc bực bội, họ rủa sả con cái Chúa. Đồng một mạch nước thì không thể ra cả nước ngọt và nước mặn được. Nghĩa là những lời họ ca ngợi Chúa và nói tốt cho người này người khác thực ra chỉ là nước mặn lờ lợ mà thôi. Chừng nào họ chưa sửa hẳn mạch nước lòng mình, tẩy sạch mọi điều cay đắng và độc địa khỏi đó, thì sẽ vẫn là như vậy.

Sống chết ở nơi quyền của lưỡi.

Những điều sứ đồ Gia-cơ chỉ dạy cũng không phải là duy nhất trong Kinh thánh. Trong sách Châm ngôn, Đức Chúa Trời muốn dạy con cái Ngài sự khôn ngoan qua nhiều lời khuyên dạy liên quan đến sức mạnh của lời nói chúng ta.

Châm ngôn 18

20 Bụng người sẽ được no nê bông trái của miệng mình; Huê lợi môi miệng mình sẽ làm cho người no đủ.

21 Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.

Đầu tiên, chúng ta nhắc nhau biết giữ cho miệng mình khỏi phạm tội

mieng luoi tre em wChâm ngôn 6 chỉ cho chúng ta biết trong danh sách bảy điều gớm ghét của Đức Chúa Trời có ba tội thuộc về loại tội người ta phạm bằng miệng lưỡi. Đặc biệt điều cuối cùng giống như việc làm tràn đầy cốc nước chịu đựng của Chúa – Ngài không chỉ ghét, mà gớm ghiếc nó.

16 Có sáu điều Ðức Giê-hô-va ghét, Và bảy điều Ngài lấy làm gớm ghiếc:

17 Con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá, Tay làm đổ huyết vô tội

18 Lòng toan những mưu ác, Chơn vội vàng chạy đến sự dữ,

19 Kẻ làm chứng gian và nói điều dối, Cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em.

Đó là những tội nào – “lưỡi dối trá”, “làm chứng gian và nói điều dối”, và “gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em”. Người ta gieo sự tranh cạnh khi đặt điều, dựng chuyện, hoặc chủ ý nói xấu, để khích bác người này tranh cạnh với người kia, nhằm gây bè cánh chia rẽ bất hòa trong tập thể. Chúng ta phải biết tránh xa những điều đó để khỏi bị phạt.

Và tránh cả những khi vô tình phạm tội bằng lời nói của miệng mình, vì “Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan.” – (Châm ngôn 10:19)

Phước thay cho người nào có được quyết định trong lòng, là miệng mình sẽ không phạm tội: ”Chúa đã dò lòng tôi, viếng tôi lúc ban đêm; Có thử tôi, nhưng chẳng tìm thấy gì hết; Tôi đã quyết định miệng tôi sẽ không phạm tội.” (Thi thiên 17:3)

"Hỡi Ðức Giê-hô-va là hòn đá tôi, và là Ðấng cứu chuộc tôi, Nguyện lời nói của miệng tôi, Sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!" (Thi thiên 19:14)

Để tránh nói điều xấu, cách tốt nhất là tập nói những điều tốt lành của Lời Chúa dạy mình. Càng đầy điều công bình ngay thẳng trong lòng, mạch nước môi miệng chúng ta càng được trong sạch một cách tự nhiên. “Miệng người công bình xưng điều khôn ngoan, Và lưỡi người nói sự chánh trực. Luật pháp Ðức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó”. (Thi thiên 37:30-31)

Thay vì những bài hát sầu não bi ai đời này, hãy để lòng mình hòa cùng tiếng hát của đức tin mà cảm tạ và tôn vinh Chúa, chính đó cũng là lời làm chứng có sức mạnh lớn lao – Ngài để nơi miệng tôi một bài hát mới, Tức là sự ngợi khen Ðức Chúa Trời chúng tôi. Lắm người sẽ thấy điều đó, bắt sợ, Và nhờ cậy nơi Ðức Giê-hô-va. (Thi thiên 40:3)

Và sau đó chúng ta học xử dụng môi miệng mình mà chăm sóc và gây dựng cho bản thân, cho người thân, và những anh chị em cùng đức tin trong nhà Chúa.

Châm ngôn 12:25 “Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sờn; Nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ.” – hãy xử dụng môi miệng mình để nói lời lành mà động viên khuyên bảo người khác, giúp cho họ vững tin mạnh mẽ tinh thần mà vượt qua khó khăn và áp lực, thậm chí nhờ đó bệnh tật cũng có thể được chữa lành.

Châm ngôn 12:18 “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.” – vì vết thương đau đớn trong lòng người nhiều khi do chính lời vô độ của người khác gây ra, thật cảm ơn Chúa thay là còn có những người khôn ngoan, sẽ biết dùng lưỡi mình mà chữa cho những vết thương đó được lành. Chính vì thế mà “Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống; Song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm thần.” (Châm ngôn 15:4)

Và lời tốt lành nhất chính là Tin lành của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã nhận biết. Quả thật Tin lành này là quyền phép đem niềm tin và hy vọng tươi mới cho những tâm hồn khát khao. - “Tin Lành ở xứ xa đến, Giống như nước mát mẻ cho người khát khao”. (Châm ngôn 25:25)

Cảm ơn Chúa vì Tin lành, là những lời đem tin tức tốt lành, không thể trộn lẫn nó với những lời phàm tục, cay độc khác. Đừng dại dột tưởng rằng lúc này ta nói điều lành, lúc khác ta có nói lời cay độc cũng không bị ảnh hưởng gì. Hãy nhớ hình ảnh mạch nước bị vẩn đục, và tự hỏi mình xem có muốn uống tiếp từ mạch nước đó nữa không. Vậy, nếu muốn giảng Tin lành được hiệu quả - hãy lọc hết những cặn bã xác thịt của tính cách mình chưa được thay đổi, tức là mọi tội thường phạm bởi chính cái lưỡi của mình, để thành kênh dẫn nước sạch của Đức Chúa Trời.

Anh chị em thân mến, lần này chúng ta lại học một nguyên tắc vô cùng quan trọng nữa của một đời sống thành công. Đừng xem nhẹ nó, vì cả thế giới hiện đại ngày nay cũng đang phải học hỏi những chân lý khôn ngoan này trong Lời Chúa.

Hãy hiểu, và quyết định cầm giữ cái lưỡi mình. Hãy cưỡng chế nó mỗi khi nó muốn nổi loạn nói xấu. Hãy xử dụng miệng lưỡi mình để nói lời lành và khôn ngoan, nhờ đó biến đổi chính tính cách và đời sống bản thân mình, và cũng khiến mình có ích thật sự cho công việc của nước Trời.

 

Ms Quốc Hùng

 

‘Đời tôi cô đơn’ đã vận vào Tuấn Vũ - Đấy là tít của Yahoo News đăng tải lại một bài viết từ báo Thể thao và Văn hóa trong ngày 12/8 vừa qua. Trong bài viết đó, Viết Thanh - người em trai của Tuấn Vũ đã chia sẻ với phóng viên nhiều điều về chuyện đời riêng của người ca sĩ này.
Theo lời kể của anh Viết Thanh, anh và Tuấn Vũ sinh ra trong một gia đình 10 anh chị em ở Phan Thiết, sau đó vào năm 1971 chuyển đến Bình Thuận định cư tại đó cho đến nay. Bố của họ là người tu xuất, muốn làm linh mục nhưng không được, nên đã lấy vợ. Ông giáo dục con cái biết sống đạo đức làm người.
Hai anh em đều có giọng hát thiên phú (Trời ban cho), mặc dù thời trẻ chỉ được học thanh nhạc căn bản, và được tham gia trong ca đoàn của nhà thờ.
Khi nói đến đời tư của Tuấn Vũ và việc gia đình rất muốn anh lấy vợ nhưng đến bây giờ anh vẫn một mình, người em ở Việt nam có nhắc lại chính lời của ca sĩ đã chia sẻ rằng dường như bài Đời tôi cô đơn gắn với giọng hát của anh như vận vào anh, ít nhất là cho đến thời điểm này...
Bài hát đó chắc anh chị em cũng đã có lần nghe. Ở đây chúng ta không bình luận về sở thích âm nhạc của từng người, nhưng chỉ muốn lưu ý và nhắc nhở anh chị em về một định luật bất di bất dịch của cuộc sống dựa trên tấm gương của cuộc đời người ca sĩ này, mà theo thước đo của nhiều người đời thì thế là nổi tiếng và thành công.
Chúng ta muốn nói đến một nguyên tắc nắm quyền chỉ đạo trong đời sống mọi con người và đã được Kinh thánh nhắc đến nhiều lần để con cái Chúa biết dựa vào đó mà xây dựng đời sống mình thành công thật sự. Vì:
Miệng lưỡi con người là bánh lái cuộc đời họ.
Đời sống con người được điều khiển bởi chính những gì miệng họ nói. Đã có bao giờ chúng ta thử thật sự nghiêm túc mà xét lấy mình, để thấy qua kinh nghiệm những lần thất bại sa ngã, đều có dấu vết của những lời nói vội vàng thiếu suy nghĩ, những câu nói lúc bực tức không kiềm chế, hoặc những câu than thở phàn nàn lúc yếu đức tin.
Nói một câu thiếu suy nghĩ, thí dụ nhận lời bảo lãnh hoặc vay tiền cho ai đó, để rồi bị ràng buộc phải làm theo câu nói đó. Cuối cùng chính mình là người mắc nợ.
Vội vàng nhận xét và bình luận về người nào đó khi chỉ biết một phần câu chuyện, vô tình trở thành người đưa chuyện, thậm chí thành làm chứng dối. Cuối cùng mình mang hình ảnh một con người thiếu suy xét, nông nổi, không ai dám gần dám thân với mình cả.
Vào lúc bực tức, sẵn sàng buông những lời nặng nề chua cay, để miệng mình thỏa sức mà nói những lời xấu xa, cuối cùng gây nên cay đắng không thể hàn gắn được trong lòng người khác. “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau” – như người Việt nam thường nói. Từ những người lúc đầu thân mật, gần gũi, bỗng trở thành những người thù nghịch nhau suốt đời.
Còn những lúc chán nản, ngã lòng, tự dưng buông mình theo những bản nhạc vàng để những lời đó thấm vào tư tưởng, rồi đầy dẫy trong lòng mà tuôn ra môi miệng mình, càng làm mình mất hết ý chí vươn lên trong cuộc sống. Càng như thế càng khắc khổ, tự ti, và càng cô đơn.
Đấy là chưa kể đến những lời cay đắng, những lời rủa sả, những lời khích bác, những sự đặt điều bịa chuyện, và những lời nói hành người khác. Nhiều người làm điều đó mà không nhận thức ra rằng làm như vậy thì chính họ đang đóng đinh vào quan tài cho mình, khi mà chất độc trong những lời nói đó sẽ phá hủy hết những gì tốt đẹp có ở trong họ.
Trong một cuộc cách mạng ở Pháp, đoàn dân nổi loạn đã lật đổ nhà vua, bắt được hoàng hậu và đem bà ra xử tử. Họ cũng muốn xử tử luôn cả hoàng tử bé - là một cậu bé ngoan ngoãn xinh tốt. Nhưng nhìn thấy cậu như vậy thì không ai có thể ra tay nổi. Đám đông (một số trong đó là những kẻ du đãng lợi dụng cơ hội) bèn kêu lên rằng – “hãy đưa một mụ phù thủy (một bà già cay độc) đến dạy cho nó biết nói tục đi”. Họ mong chờ được thấy khi cậu bé sẽ biết nói tục, sẽ đủ xấu để lương tâm họ không còn cản trở việc họ đem cậu bé đó ra để mà xử tử.
Thì ra cái lưỡi có thể dùng vào việc rất cao quí và tôn trọng, để khiến đời chúng ta được ơn của Chúa, được tỏa sáng và từng bước đi lên, nhưng cũng có thể là công cụ độc hại vô cùng để hủy phá cuộc đời cả của chúng ta và của người khác. Chính sự lợi hại của nó mà ma quỉ rất hay tấn công con người để khiến họ phạm tội trong lời nói của mình, dùng lưỡi người này để nói xấu, rủa sả và phá hoại người kia, rồi cả hai bên.
Với sự thiếu hiểu biết cộng với bản tính xác thịt tội lỗi, cái lưỡi của con người gây hại nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trong sách Gia-cơ, sứ đồ chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc biết cầm giữ lời nói của môi miệng mình là như thế nào. Lời hát mà chúng ta hát theo cũng kể là lời miệng ta nói nữa, đúng không. Chẳng lạ gì mà người ca sĩ nổi tiếng kia cho đến lúc này đang bị cầm giữ mất phước hạnh được có một gia đình, vì lời anh hát đã “vận vào” chính đời sống của anh. Cảm ơn Chúa là nhờ Lời Ngài chỉ dẫn, chúng ta có thể không bị cô đơn, không bị nghèo hèn, không bị sa ngã, không bị thất bại một khi học được những chân lý trong Lời Chúa dạy.
Gia-cơ 3
2 Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. 3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cùng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. 5 Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy.
Như chúng ta thấy, sứ đồ ví cái lưỡi như hàm thiếc dùng để chế ngự con ngựa bất kham – tức là bản tính nổi loạn của con người xác thịt cũ trong chúng ta, và cũng như bánh lái của con tàu để dẫn nó đi bất chấp các luồng gió đảo chiều liên tục – như chúng ta định hướng cho cuộc đời mình theo Chúa bất chấp mọi cản trở, khó khăn thử thách của đời này.
Lời Chúa cũng dùng hình ảnh “lưỡi lửa” để ai cũng có hình ảnh liên tưởng rõ hơn cái mà chúng ta đang có ở bên trong miệng mình. Ngoan lành ấm áp, hay nóng bỏng thiêu cháy – đều là do cách chúng ta sử dụng nó. Hậu quả của nó vô lường, cũng như một lưỡi lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh rừng (mùa hè nóng bỏng Mát-xcơ-va năm nay là một thí dụ nhãn tiền – đúng không?), thì một cái lưỡi không biết cầm giữ có thể đốt cháy cả đời người vậy.
Sứ đồ Gia-cơ còn viết tiếp trong đoạn Kinh thánh trên
7 hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. 9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Ðức Chúa Trời. 10 Ðồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. 11 Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? 12 Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.
Chúng ta phải cảnh giác với những miệng lưỡi hung hăng. Lúc cần, họ nói tốt cho Hội thánh, cho Chúa. Nhưng lúc bực bội, họ rủa sả con cái Chúa. Đồng một mạch nước thì không thể ra cả nước ngọt và nước mặn được. Nghĩa là những lời họ ca ngợi Chúa và nói tốt cho người này người khác thực ra chỉ là nước mặn lờ lợ mà thôi. Chừng nào họ chưa sửa hẳn mạch nước lòng mình, tẩy sạch mọi điều cay đắng và độc địa khỏi đó, thì sẽ vẫn là như vậy.
Sống chết ở nơi quyền của lưỡi.
Những điều sứ đồ Gia-cơ chỉ dạy cũng không phải là duy nhất trong Kinh thánh. Trong sách Châm ngôn, Đức Chúa Trời muốn dạy con cái Ngài sự khôn ngoan qua nhiều lời khuyên dạy liên quan đến sức mạnh của lời nói chúng ta.
Châm ngôn 18
20 Bụng người sẽ được no nê bông trái của miệng mình; Huê lợi môi miệng mình sẽ làm cho người no đủ.
21 Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.
Đầu tiên, chúng ta nhắc nhau biết giữ cho miệng mình khỏi phạm tội
Châm ngôn 6 chỉ cho chúng ta biết trong danh sách bảy điều gớm ghét của Đức Chúa Trời có ba tội thuộc về loại tội người ta phạm bằng miệng lưỡi. Đặc biệt điều cuối cùng giống như việc làm tràn đầy cốc nước chịu đựng của Chúa – Ngài không chỉ ghét, mà gớm ghiếc nó.
16 Có sáu điều Ðức Giê-hô-va ghét, Và bảy điều Ngài lấy làm gớm ghiếc:
17 Con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá, Tay làm đổ huyết vô tội
18 Lòng toan những mưu ác, Chơn vội vàng chạy đến sự dữ,
19 Kẻ làm chứng gian và nói điều dối, Cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em.
Đó là những tội nào – “lưỡi dối trá”, “làm chứng gian và nói điều dối”, và “gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em”. Người ta gieo sự tranh cạnh khi đặt điều, dựng chuyện, hoặc chủ ý nói xấu, để khích bác người này tranh cạnh với người kia, nhằm gây bè cánh chia rẽ bất hòa trong tập thể. Chúng ta phải biết tránh xa những điều đó để khỏi bị phạt.
Và tránh cả những khi vô tình phạm tội bằng lời nói của miệng mình, vì “Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan.” – (Châm ngôn 10:19)
Phước thay cho người nào có được quyết định trong lòng, là miệng mình sẽ không phạm tội: ”Chúa đã dò lòng tôi, viếng tôi lúc ban đêm; Có thử tôi, nhưng chẳng tìm thấy gì hết; Tôi đã quyết định miệng tôi sẽ không phạm tội.” (Thi thiên 17:3)
Hỡi Ðức Giê-hô-va là hòn đá tôi, và là Ðấng cứu chuộc tôi, Nguyện lời nói của miệng tôi, Sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài! (Thi thiên 19:14)
Để tránh nói điều xấu, cách tốt nhất là tập nói những điều tốt lành của Lời Chúa dạy mình. Càng đầy điều công bình ngay thẳng trong lòng, mạch nước môi miệng chúng ta càng được trong sạch một cách tự nhiên. “Miệng người công bình xưng điều khôn ngoan, Và lưỡi người nói sự chánh trực. Luật pháp Ðức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó”. (Thi thiên 37:30-31)
Thay vì những bài hát sầu não bi ai đời này, hãy để lòng mình hòa cùng tiếng hát của đức tin mà cảm tạ và tôn vinh Chúa, chính đó cũng là lời làm chứng có sức mạnh lớn lao – Ngài để nơi miệng tôi một bài hát mới, Tức là sự ngợi khen Ðức Chúa Trời chúng tôi. Lắm người sẽ thấy điều đó, bắt sợ, Và nhờ cậy nơi Ðức Giê-hô-va. (Thi thiên 40:3)
Và sau đó chúng ta học xử dụng môi miệng mình mà chăm sóc và gây dựng cho bản thân, cho người thân, và những anh chị em cùng đức tin trong nhà Chúa.
Châm ngôn 12:25 “Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sờn; Nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ.” – hãy xử dụng môi miệng mình để nói lời lành mà động viên khuyên bảo người khác, giúp cho họ vững tin mạnh mẽ tinh thần mà vượt qua khó khăn và áp lực, thậm chí nhờ đó bệnh tật cũng có thể được chữa lành.
Châm ngôn 12:18 “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.” – vì vết thương đau đớn trong lòng người nhiều khi do chính lời vô độ của người khác gây ra, thật cảm ơn Chúa thay là còn có những người khôn ngoan, sẽ biết dùng lưỡi mình mà chữa cho những vết thương đó được lành. Chính vì thế mà “Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống; Song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm thần.” (Châm ngôn 15:4)
Và lời tốt lành nhất chính là Tin lành của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã nhận biết. Quả thật Tin lành này là quyền phép đem niềm tin và hy vọng tươi mới cho những tâm hồn khát khao. - “Tin Lành ở xứ xa đến, Giống như nước mát mẻ cho người khát khao”. (Châm ngôn 25:25)
Cảm ơn Chúa vì Tin lành, là những lời đem tin tức tốt lành, không thể trộn lẫn nó với những lời phàm tục, cay độc khác. Đừng dại dột tưởng rằng lúc này ta nói điều lành, lúc khác ta có nói lời cay độc cũng không bị ảnh hưởng gì. Hãy nhớ hình ảnh mạch nước bị vẩn đục, và tự hỏi mình xem có muốn uống tiếp từ mạch nước đó nữa không. Vậy, nếu muốn giảng Tin lành được hiệu quả - hãy lọc hết những cặn bã xác thịt của tính cách mình chưa được thay đổi, tức là mọi tội thường phạm bởi chính cái lưỡi của mình, để thành kênh dẫn nước sạch của Đức Chúa Trời.
Anh chị em thân mến, lần này chúng ta lại học một nguyên tắc vô cùng quan trọng nữa của một đời sống thành công. Đừng xem nhẹ nó, vì cả thế giới hiện đại ngày nay cũng đang phải học hỏi những chân lý khôn ngoan này trong Lời Chúa.
Hãy hiểu, và quyết định cầm giữ cái lưỡi mình. Hãy cưỡng chế nó mỗi khi nó muốn nổi loạn nói xấu. Hãy xử dụng miệng lưỡi mình để nói lời lành và khôn ngoan, nhờ đó biến đổi chính tính cách và đời sống bản thân mình, và cũng khiến mình có ích thật sự cho công việc của nước Trời.
Ms Quốc Hùng


© 1999-2017 Tinlanh.Ru