Bạn và tôi đã có những buổi nói chuyện từ lòng đến lòng đề cập về điều mà mọi người ngày nay đang nói đến đó là tình yêu. Càng sống lâu chừng nào và càng già đi thì tôi lại càng hiểu ra rằng quá ít người thực sự hiểu được tình yêu. Đó là điều tôi muốn nói đến. Tuy nhiên, tôi biết rằng mình đang xử lý một điều gì đó tối quan trọng khi thảo luận với các bạn điểm này của tình yêu, vì cớ Kinh Thánh dạy chúng ta phải đuổi theo tình yêu thương hãy luôn nhớ rằng Kinh Thánh là một thẩm quyền cao nhất mà con người có được.
Phao Lô đã nói về những ân tứ tuyệt vời của Thánh Linh và khuyến khích chúng ta nôn nả tìm kiếm điều tốt nhất của các ân tứ đó (I Côr 12:31). Dầu vậy, ông đã đi tới cao điểm khi bảo: “và rồi tôi sẽ chỉ cho anh em con đường tốt lành hơn”. (câu 31).
Hãy đuổi kiếm tình yêu thương cho dầu bạn có may mắn là người được ban cho mọi ân tứ Thánh Linh. Nhưng nếu bạn không được tình yêu thương chiếm hữu thì những ân tứ này cũng sẽ chẳng là gì cả tuyệt đối chẳng là điều gì cả. Vì mọi thứ phải có động cơ là tình yêu thương.
Tình yêu thương “hay nhịn nhục” (chịu khổ sai). Nhưng xin đừng dừng ở đấy. Lời Chúa tiếp tục rằng: “Hay nhân từ” ( ICôr 13:4).
Đôi khi tôi nghĩ rằng trong thế giới ngày nay có ít sự nhân từ thật ít lòng vị tha quá đi. Và đó là một từ nửa đã hoàn toàn biến khỏi vốn từ vựng của con người trong khi chúng ta đã và đang thêm vào quá nhiều từ mới cho vốn từ của chúng ta. Dường như mỗi lần trò chuyện với ai, đặc biệt là với giới trẻ ngày nay, tôi lại hiểu ra một điều, ấy là bây giờ lại có thêm quá nhiều từ mới nữa.
Bạn biết đấy có một lần Phi e rơ với một quan điểm thần học riêng giống như nhiều người ngày nay đã đến với Chúa và nói: “Tôi sẽ kể cho thầy nghe điều này đó là tôi đang gặp khó khăn trong việc tha thứ cho anh em của tôi và tôi đã đi đến một kết luận là tha thứ một lần thì không sao. Hai lần cũng có thể làm được. Tha thứ năm lần thì cũng hơi căng đấy, tha thứ sáu lần gần như là hết sức đối với tôi bảy lần là tận cùng rồi đó ! Vậy tôi sẽ tha cho họ bảy lần thôi, còn sau thì tôi sẽ tự mình hành động và trả cho họ theo như điều họ đáng phải chịu” (Mathiơ 18:21, bản diễn ý).
Đó là lý thuyết của Phierơ khi đụng đến sự tha thứ và nhân từ. Vậy thầy của ông nói gì ?
Ngài nói: “Đứa con tội nghiệp của ta. Trời ơi, phải tha thứ cho người đó bảy mươi lần bảy chứ. Và rồi nếu anh ta vẫn còn cần sự tha thứ, thì con hãy cứ trút nó ra. Tình yêu thương thật hay nín chịu lâu và rất nhân ái”.
(Lần vừa rồi) khi chia tay với các bạn, tôi đã đưa ra một bức tranh minh họa tuyệt vời về điều mà Gia-cốp đã nói về một người con của ông.
Khi nói về Giô-sép, Gia-cốp bảo rằng “Giô-sép là nhánh cây trĩu trái, một nhánh cây đầy quả bên dòng suối. Cành nó bao phủ trên ngọn tường” (Sáng 49:22, bản diễn ý)
Thật là đẹp đẽ - thật đẹp đẽ, và hãy nghĩ xem điều người cha nói về một người con của mình: “Con là một nhánh cây đầy trái”. Nhưng Gia-cốp không dừng lại ở đó (ông nói Giô-sép la) một nhánh cây đầy trái bên dòng nước với các cành bao phủ khắp tường.
Điều tôi muốn hơn hết là đi dặm thứ hai này. Tôi muốn đi dặm thứ ba ấy. Tôi muốn làm vượt hơn cả những gì người khác mong chờ nơi tôi. Vượt hơn cả những gì Chúa mong chờ nơi tôi, vì tôi trước hết phải làn cho Ngài đẹp lòng.
Sau đó tôi muốn làm vượt hơn những gì anh em của tôi mong đợi nơi tôi. Thậm chí tôi còn muốn đi xa hơn điều mà kẻ thù chờ đợi nơi tôi nữa - Không chỉ là ba dặm, nhưng bốn dặm, năm dặm. Nhánh của nó bao phủ khắp tường.......Có một điều gì đó dành cho người lân cận, và một điều gì đó cho kẻ đứng ngoài.
Tình yêu thương “Hay nhịn nhục, hay nhân từ” Kế tiếp là gì ? Tình yêu thương “chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo” (ICôr 13:4). Điều ấy nói lên rằng cái “tai” sẽ chẳng hạ thấp giá trị của mình, vì cớ nó không phải là “con mắt”. Cái tai vui vẻ với ánh sáng của con mắt. Ay là không ghen tị với bất cứ điều gì mà người khác có.
Hãy ngừng ngay đây - xin đừng vội thông qua những điều này - Bạn nói về tình yêu thương - mọi người đang nói về tình yêu thương - mọi người, bất kể ở nơi nào bạn đến. Yêu - yêu
Ngày nay có những cô cậu (híp-pi) mặc lên người những bộ quần áo thế nào đó để tạo ấn tượng cho người khác về biểu tượng của họ, tình yêu. Nhưng tình yêu không chỉ ở trong áo quần hay ở mái tóc dài. Tình yêu là điều mà ta làm, tình yêu không bao giờ ghen tị.
Tình yêu thương “không ghen tị” (câu 4a), và điều này không chỉ dành cho người để tóc dài mà còn cho kẻ đứng ở bục giảng, trong chiếc áo thầy tu nữa. Nó là một loại phục sức khác hẵn. Đôi khi tôi nghĩ chính ở các bục giảng mà chúng ta tìm thấy nhiều ghen ghét hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tại sao vậy? Tôi cũng chẳng biết! xin đừng hỏi tôi! Tôi không có câu trả lời đâu. Nhưng rất thường khi tôi đã nghĩ rằng các bạn đã tìm thấy nhiều ghen ghét trong các chiếc áo Truyền đạo Mục sư hơn ở bất cứ loại y phục nào khác. Bạn muốn tôi thông qua nhanh điểm này phải không? Nhưng sự thật vẫn còn đó.
Bạn biết không, thật là tuyệt vời nếu những kẻ ở trong thân thể Đấng Christ ý thức và hiểu được rằng chúng ta cùng chung một thân thể - thân thể Đấng Christ; rằng chính Đấng Christ là đầu và Ngài thuộc về người có ở trong thân thể.
Nếu có ai đó thành công trong việc đem nhiều linh hồn về cho Chúa Jesus Christ, và anh ta làm được nhiều hơn chúng ta, thì liệu chúng ta có nói được rằng “Ô, tôi rất hân hạnh về điều ấy, tôi hân hoan về điều ấy lắm” .
Chúng ta(nên) đứng bên lề vỗ tay mừng vì cớ đó cũng chỉ là cùng trong một gia đình thuộc về chúng ta thôi. Chính trong cùng một thân thể đó mà chúng ta được sinh ra - Giả sử chúng ta làm được như vậy, thì bạn có muốn biết điều gì sẽ xảy ra không? Chúng ta sẽ chinh phục được thế giới ngày nay cho Đức Chúa Trời đấy. Nếu chúng ta có thể bày tỏ tình yêu của Chúa Jesus Christ đến một mức độ có thể vui mừng với thành công của anh em chúng ta, và làm bất cứ điều gì trong khả năng của con người để giúp anh ta thành công, thì nói đúng theo nghĩa đen, cả thế giới sẽ thấy tình yêu của Đấng Christ bày tỏ qua đời sống của chúng ta, và chúng ta sẽ chinh phục được người ngoại đạo và người chưa được biến đổi cho Đức Chúa Trời.
Bạn có muốn biết ngày hôm nay ai là kẻ chỉ trích tôi tồi tệ nhất không? không phải là người trên đường phố, không phải dân híp-pi hay người chưa được biến đổi đâu, mà thường thường đó là một thành viên trong giới Mục sư.
Bạn có muốn biết ai là kẻ ít hiểu Kathryn Kuhlman nhất không? không phải là dân híp-pi, không phải là kẻ tội nhân, nhưng là người tự xưng là giáo hội. Tình yêu thương “không ghen tị”. Có nghĩa là :đừng ganh với bất cứ điều gì mà người khác có. Tình yêu thương “chẳng khoe mình” (câu 4b).
Ô, bây giờ nếu các bạn đang làm gì đó, thì xin hãy ngưng lại liền đi và lắng nghe thật kỹ nhé. Điều này rất thực tiễn giá bạn và tôi quay về với lời của Đức Chúa Trời có đủ mọi thứ trong ấy. Lời của Chúa có mọi câu trả lời.....Chỉ cần con người trở về với Kinh Thánh và xem Kinh Thánh thật sự dạy dỗ những gì (giá con người chịu) quay trở lại với Đức Chúa Trời, với luật pháp của Đức Chúa Trời, thay vì sống ngược lại với lời của Ngài.
Bạn thấy không, đó là lý do vì sao chúng ta tự làm rối tung cả lên, vì chúng ta hầu như đang sống ngược lại hoàn toàn với điều Kinh Thánh dạy dỗ.Chúng ta đang sống ngược lại với luật pháp và quy luật của Đức Chúa Trời, và chúng ta lâm vào hoàn cảnh dễ sợ như ngày nay.
Tình yêu mà nói về nó thì chẳng phải là tình yêu nữa bạn - bạn biết đấy, tôi rất sợ nhữngngười cứ hay tới và nói rằng họ yêu tôi biết bao: “Oh, cô Kuhlman, cô Kuhlman ơi, tôi thương cô lắm, tôi yêu cô, tôi mến cô”. Từ lâu tôi đã nhận thấy rằng chính những người này sẽ là những người đầu tiên quay khỏi chúng ta.
Nếu có điều gì xảy ra (thì người giúp ích ta luôn luôn là) người không bao giờ nói rằng anh họ yêu thương chúng ta biết bao, nhưng lại bày tỏ tình yêu bằng cách làm (một điều gì đó). Họ tin tưởng nơi ta, họ trung thành với ta, họ có mặt lập tức ngay khi ta cần đến họ. Có những người chưa từng nói yêu thương tôi. Chưa hề bao giờ, tuy nhiên tôi biết rằng nếu tôi cần họ thì họ sẽ có mặt ngay, bất kể sự khó khăn nào - Họ sẽ có mặt ngay. Tôi có thể gọi đến họ dầu là ngày hay đêm.
.... Tôi sẽ kể cho các bạn một chuyện, nếu ba tôi về nhà và bảo “ Emma, anh chỉ yêu mình, anh yêu mình lắm” thì má tôi sẽ hỏi “Joe, có chuyện gì nữa đây anh đã làm ra điều gì rồi?”
Bạn biết đó.... đại loại như vậy. (thế) chồng của bạn có cần phải cứ nói mãi với bạn rằng anh ấy yêu bạn, yêu bạn không? Thế bạn có muốn biết một điều gì đó không? khi trong lòng của chồng bạn có tình yêu thật sự thì ông ta sẽ làm việc đến mức da bọc xương để đem lại cho gia đình một ngôi nhà đẹp đẽ. Tôi không nói đến một tòa lâu đài. Tôi không muốn nói rằng buổi cơm tối nào cũng có thịt cá. Tôi không nói đến những chiếc xe hơi đẹp nhất dọc tòa nhà. Tôi không nói như vậy. Nhưng nếu người chồng thật sự yêu thương, anh ta sẽ đem đến cho gia đình của mình điều tốt nhất mà anh ta đủ sức mua được, điều tốt nhất. Anh ta sẽ làm việc, anh ta sẽ hy sinh.
Tình yêu là một điều gì đó ta làm - chứ không phải cứ liên tục nói “tôi làm điều này vì tôi yêu em. Tôi đang hy sinh vì tôi yêu em. Tôi cho bởi vì tôi yêu em”. Người chồng không cần phải như vậy. Mà tự trong lòng, bạn biết rằng anh ta đang làm những điều ấy vì anh ta yêu bạn.
Làm sao bạn có thể nghỉ ra nổi việc ba tôi đã ăn hết mấy cái bánh cháy của má tôi, và ông ngồi nói, “Emma à, mấy cái bánh này ngon tuyệt”.
Tôi định nói với các bạn một việc: ngay cả con chó của hàng xóm cũng sẽ không ăn nỗi những cái bánh cháy đó nữa là... nhưng ba tôi yêu má tôi. Má tôi không phải là một đầu bếp giỏi. Tôi nghĩ bà sẽ không phiền hà khi tôi nói cho các bạn biết rằng bà không phải là một đầu bếp giỏi. Bà chưa bao giờ nô lệ cho bếp núc cả.
Tuy nhiên ba tôi thường bảo, “Ồ , Emma ơi, tôi thích ăn thức ăn của mình hơn là món nấu ngon nhất của dì Belle hoặc một buổi tối ngon nhất của nhà hàng”.
Không phải do má có tài nấu nướng đâu, mà chỉ vì ba tôi yêu má. Có những người vợ trong số các bạn đây có thể đặt lên bàn thức ăn ngon nhất thế giới, nhưng nếu chồng bạn không yêu thương bạn, thì tôi dám nói rằng thì anh ta cũng không biết mình đang ăn gì nữa, mà anh ta chỉ là ngồi xuống bàn và ăn bửa nấu tuyệt vời của bạn, vậy thôi.
Về tình yêu có một điều gì đó. Có một điều gì đó về tình yêu. Mọi người đang nói về nó, tuy nhiên bạn phải đến với Lời của Đức Chúa Trời để thật sự phân tích tình yêu, bẻ nó ra, và xem thử nó được làm bằng gì.
Tình yêu mà nói về nó quá thì chẳng phải là tình yêu nữa, và tình yêu của bạn đối với thầy mình cũng vậy. (Tôi cũng tự hỏi) có khi nào ai đó thấy cần phải nói mãi cho bạn biết họ yêu Chúa biết bao chưa. - “Ô, tôi yêu Ngài, ô, tôi yêu Chúa”. Bạn không cần nói cho cả thế giới biết bạn yêu Ngài ra sao. hành động của bạn sẽ nói lớn hơn lời nói của bạn. Đó chính là những điều bạn làm - Đó chính là cuộc sống hàng ngày của bạn, là sự hy sinh mà bạn thực hiện cho Chúa mặc dù tình yêu thương biết rằng không có cái gọi là hy sinh. Thật ra là vậy. Từ “hy sinh” ấy không bao giờ nên có trong từ ngữ của bạn. Nó sẽ bị lấy ra hoàn toàn khi bạn đủ lòng yêu Chúa. Điều bạn cho đi sẽ không bao giờ là một sự hy sinh cả. Không bao giờ.
Khi có ai đó đến, nói rằng, “Đây là một món quà. Hãy sử dụng nó cho công việc của Chúa, và tôi ước rằng có được nhiều hơn thế”, thì tôi biết ngay chính tình yêu đã là động cơ cho hành động cho đi món quà ấy.
Khi có ai đó nói, “Đây là một món quà hy sinh thật sự đấy. Tôi hy vọng cô sẽ hoan nghênh nó”, thì có lẽ họ cho món quà ấy để gạ gẫm Đức Chúa Trời hoặc đại loại những việc như vậy. Bạn biết rằng một tình yêu tốt đẹp và lành mạnh sẽ không phải là động cơ của việc cho quà ấy.
Nhưng khi bạn có thể cho đi và nói rằng, “tôi ước có nhiều hơn thế. Đó là tất cả những gì tôi có được đó là điều tốt nhất mà tôi có,” thì Đức Chúa Trời hiểu tấm lòng của bạn.
Khi bạn có thể nói, “tôi ước thân thể khỏe mạnh hơn để hầu việc Ngài. Tôi ước mình có thể làm nhiều hơn cho Ngài. Tôi đã làm ít quá, tôi ước bàn tay này có thể làm nhiều hơn thế, tôi ước mình có thể cho đi nhiều hơn hiện nay” thì đó là tình yêu đấy !
Nhưng khi bạn cần phải nói về tình yêu của bạn, thì đó chẳng phải là tình yêu chút nào, vì lời của Đức Chúa Trời nói, “Tình yêu thương chẳng khoe mình”.
(Sứ điệp trên đài phát thanh)